Đông Y
ĐƯỜNG LUÂN CHUYỂN CỦA KHÍ HUYẾT
Y võ Thiên Phúc
ĐƯỜNG LUÂN CHUYỂN CỦA KHÍ HUYẾT
Trên trận tuyến y học, đấu tranh chống bệnh tật của con người, từ cổ đại tới nay, theo y học cổ truyền, cơ thể ta có đường luân chuyển của khí huyết, chúng ta vẫn gọi là kinh mạch.
Kinh mạch được phân bố khắp cơ thể tựa như đường nước chảy. Qua kinh mạch, khí huyết lưu thông khắp toàn thân nuôi dưỡng cơ thể. Trong đó những đường chính như sợi dọc trên khung cửi gọi là “kinh”, những đường ngang như mạng lưới liên hệ với nhau gọi là “lạc mạch”.
“Kinh lạc” là danh từ gọi chung cho kinh và lạc mạch. Kinh lạc trong cơ thể là một thể thống nhất, sự biến hóa của nó tác động mạnh tới sinh lý và bệnh lý của cơ thể. Một người khỏe mạnh bình thường, âm dương cân bằng, kinh mạch đảm nhiêm vận hành đều đặn, liện hệ chặt chẽ với nhau, cung cấp đầy đủ khí huyết và chất dinh dưỡng.
Con người có khí là do dạ dày chuyển hóa ngũ cốc nấu chín thành chất dinh dưỡng, khí trong sạch được gìn giữ, chuyển tới lục phủ ngũ tạng, khí vẩn đục được thải loại ra ngoài. Dưỡng khí qua kinh mạch được tuần hoàn khắp mọi nơi trong cơ thể, khắp tứ chi. Đơn giản, kinh mạch là đường dẫn khí.
Hệ thống kinh mạch cơ thể bao gồm:
- 12 kinh mạch chính ứng với 12 nội tạng phủ chính của nội tạng. Ứng với 12 kinh mạch khí này là 12 hệ kinh cân (gân)
- 12 kinh mạch chính trong trong cơ thể được phân bố như sau:
· 3 kinh âm ở tay chạy từ ngực ra lòng bàn tay theo mặt trong tay là Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm tay.
· 3 kinh dương ở tay chạy từ ngón tay về lưng, cổ, vai lên mặt theo mặt ngoài của tay là Dương minh, Thái dương, Thiếu dương tay.
· 3 kinh âm ở chân, chạy từ ngực xuống chân, theo mặt trong của chân là các kinh Thái âm, Quyết âm, Thiếu âm chân.
· 3 kinh dương ở chân, chạy từ chân lên lưng, lườn, cổ, đầu theo mặt ngoài của chân là các kinh Dương minh, Thái dương, Thiếu dương chân.
Qui luật tuần hoàn các đường kinh như sau:
Khi bắt đầu từ kinh Thủ Thái âm phế kinh (ở tay) xuôi xuống kinh tức Quyết âm can kinh (ở chân), tiếp tục về phế kinh.
Cứ như vậy, khí chạy qua các đường kinh giao tiếp nhau tuần hoàn nđiều hòa trong môi trường, thực hiện chức năng phát triển.
Thứ tự vận hành khí như sau:
Khí từ kinh Thủ Thái âm phế kinh tay(1)
Thủ Dương minh đại trường tay(2)
Túc Dương minh vị kinh(3)
Túc Thái âm tỳ kinh(4)
Thủ thiếu âm tâm kinh(5)
Thủ Thái dương tiểu trường kinh (6)
Túc Thái dương bàng quang(7)
Túc thiếu âm thận kinh(8)
Túc Quyết âm Tâm bào kinh (9)
Thủ thiếu dương tam tiêu kinh (10)
Túc thiếu dương đơn kinh (11)
Túc quyết âm can kinh (12)
Thủ Thái âm phế kinh (13) ...
Mạch đốc: từ huyệt Hội âm đi ngược sau lưng, dọc theo cột sống lên đỉnh đầu, xuống mũi tới giữa huyệt Giao căn là kinh dương.
Mạch nhâm: từ huyệt Hội âm theo đường trước bụng đi ngược lên đến huyệt Thừa tương là kinh âm