Đông Y
CƠ SỞ CUỘC SỐNG LÀ KHÍ HUYẾT
Y Võ Thiên Phúc
CƠ SỞ CUỘC SỐNG LÀ KHÍ VÀ HUYẾT
Sự duy trì hoạt động sống cơ thể con người do:
1. Hộp sọ: gồm tủy, não- tổ chức của đại não chỉ huy mọi ý thức.
2. Khoang ngực: chứa tim, phổi, mạch máu, thực quản, khí quản, là nơi tổ chức vận chuyển thức ăn, không khí, hấp thụ dưỡng khí, thải ra than khí.
3. Khoang bụng: chứa dạ dày, ruột, tỳ, gan, mật, thận, bàng quang (nữ giới còn có khoang tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng…) gọi chung là gồm hệ tiêu hóa và bài tiết, phát triển tế bào.
Hoạt động sống của con người, ngoài những điều kiện sinh lý trên còn cần phải hấp thụ các vật chất bên ngoài , tiêu hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể; đồng thời cũng không ngừng phân giải các chất cặn bã thải ra ngoài như than khí, nước tiểu, mồ hôi….
Đó cũng là sự phất triển một chu trình sống của con người. Sự phát triển này không ngừng diễn ra bởi những hoạt động sống, nếu những hoạt động này ngừng lại thì cũng có nghĩa là cuộc sống đã kết thúc.
Sự phát triển cơ thể sống của con người theo quan điểm khí công là phụ thuộc vào “khí và huyết”. Các bộ phận dạ dày, ruột là bộ phận hấp thụ vật chất bên ngoài, sau khi chuyển hóa đưa tới các tổ chức chức năng thành công năng (gọi là sinh lực) tái sinh sự sống. Quá trình này được thường xuyên duy trì như vậy. Các bộ phận ruột non, ruột già, thận và bàng quang lọc lấy các chất dinh dưỡng, thải bã ra ngoài.
Do đó “khí và huyết” là công cụ chủ yếu để đưa các chất dinh dưỡng vào và các chất thải ra, là chiếc cầu chủ yếu của sự phát triển cuộc sống. Vì vậy, nếu con người tách rời khỏi khí và huyết thì sự phát triển cuộc sống cũng ngừng, sinh mệnh cũng kém.
Đó cũng là nguyên do vì sao ta đánh giá con người, ngoài cơ thể và các bộ phận nội tạng ra, khí huyết là yếu tố cơ bản của tổ chức cuộc sống.