Khí công
TĨNH TỌA
Y Võ Thiên Phúc
TĨNH TỌA
Mọi người đều biết lợi ích của phép Tĩnh tọa , tiểu thành có thể bảo dưỡng thân thể, đại thành có thể nhập môn vào đạo. Tĩnh tọa đạt đến trình độ cao ắt phải có “ tính trung cầu động” hoàn toàn không chỉ có tĩnh mà không có động. Ý vị tương tự với “động trung cầu tĩnh”. Cho nên những người luyện võ cao cần phải “tĩnh trung cầu động”. Cả hai phương pháp cùng đưa đến một mục đích.
Sự thăng giáng hô hấp trong tập luyện quyền hoàn toàn là sự vận dụng tiên thiên khí, tương hợp với yếu quyết luyện đan điền trong phép tĩnh tọa. Trong khi luyện tập tĩnh tọa có thuyết cho người ngồi tu luyện vì ngồi lâu sợ huyết mạch bị ngưng trệ nên nhân thì giờ rảnh rỗi sau khi tĩnh tọa mà đem yếu khuyết vận khí trong phép tĩnh tọa đưa vào vận động để bổ trợ cho công phu luyện khí. Đó không phải là lời nói ngoa. Người tu thường nói “tu thân có phép thừa - thừa là thành, thượng thừa là đại thành, tiểu thừa là tiểu thành, trung thừa là thành chi giã”, phép có ba mà thành chỉ có một.
Tu đạo trước mà không tu thân là không thể được.
Văn tu ở bên trong, võ tu ở bên ngoài. Rèn luyện tinh khí thần là tu ở bên trong, luyện tập quyền thuật là tu bên ngoài. Người tu thường tập đại thành cả nội lẫn ngoại, biểu lý song tu, sự thành tựu chuyên do võ sư chỉ là hạ thừa mà thôi. Tĩnh tọa là một phép văn tu, cho nên tĩnh tọa với võ thuật có quan hệ trọng đại. Kinh thi viết “tư vô tà” (không nghĩ bậy), sách luận nghĩ viết “nhân giả tỉnh” (người có lòng nhân thì giả tỉnh). Mạnh Tử viết “Bất động tâm” (không động tâm) đều nói đến chữ “tĩnh” là tối trọng yếu.
Tĩnh tọa ắt tâm bình khí hòa, chí chính thể trực, các đầu mối suy nghĩ lắng trong, lúc thôi thủ mà gặp bất cứ kình nào cũng không đến nỗi bị loạn. Phép tĩnh tâm do nơi hàm dưỡng: dưỡng là dưỡng đởm. Đởm đây là trí tráng: đởm không đầy ắt thần mỏi mệt, động tác bị tản mạn, lúc tâm sự càng mê mờ.
Các tư thế ngồi trong phép tĩnh tọa như song bàn tất (kiết già), đơn bàn tất (bán già) hoặc ngồi thông thường đều được, song phải ngồi cho ngay ngắn và vững vàng (chỉnh thân đoạn tọa) đỉnh đầu như bị treo lên (hư linh đỉnh kình) vai trầm ngực ngậm, toàn thân buông lỏng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào giữa vòm miệng trên, môi răng ngậm nhẹ, mắt hơi khép như buông rèm. Lưng bàn tay trái đặt vào lòng bàn tay mặt, để sát bụng dưới buông lỏng trên hai đùi thì tâm mới định. Bụng rốn buông nhẹ
VS. Nguyễn Khắc Chương và thầy Nguyễn Mạnh Long
- không ta không người, nhất thiết mọi tư lự không chạy ra ngoài: “thu thị phản thính” (thu cái nhìn nghe ngược lại) thường gọi là giữ kỹ năm tên giặc.
o Giữ tai cho không nghe bên ngoài để tinh quay về thân.
o Giữ mắt không cho nhìn bên ngoài để hồn quay về cạn.
o Giữ miệng không cho nói để thần quay về tâm.
o Giữ mũi không cho ngửi để phách quay về phế.
o Giữ ý không nghĩ ngợi lôi thôi để ý quay về tì.
Tinh, thần, hồn, phách, ý có chỗ quay về.
ảnh chụp tại Đỉnh Thiền Viện Trúc Lâm
Tâm, can, tỳ, phế, thận thì mỗi cái đều “phục kỳ mệnh” ắt là “thiên tâm” tự hiện ra không phát sinh ảo giác mê mờ.
Về thời gian tĩnh tọa, mỗi ngày hành công hai lần vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, nếu có dư thì giờ tì có thể thêm một lần vào lúc quá ngọ. Thời gian ngồi không bỏ cuộc, một khắc hay nửa giờ đều được cả. Tĩnh tọa đúng phép một thời gian toàn thân sẽ cảm thấy thư thích dị thường . Dưới lưỡi có nước bọt tuôn ra mùi vị rát thơm ngọt, đó là “thủy hỏa ký tê” “kiến không giao hợp”.
Người mới tập thấy tứ chi không thư thái vọng niệm khó dừng, tuy nhiên nếu trì chí lâu ngày thì có thể vượt qua các chướng ngại.
*Chú ý:
Cần chú ý vào hô hấp và lấy tự nhiên làm đầu.
1. Phải đến trình độ khá cao mới có thể hành khí được, chưa tới mà miễn cưỡng ắt sinh ta tệ đoan như ý khí thằng lên trên làm cho não bị sung huyết, thần kinh tản loạn, ý khí bị ngăn bên trong thì tâm, vị bị bệnh, ý khí chìm xuống thì sa ruột hoặc bị trĩ. Khi công phu đã thâm hậu có thể dùng thêm miệng hoặc rốn để hô hấp (việc này phải có khẩu quyết chân truyền)
2. Phương pháp hành khí đại để gồm có:
o Khí đan điền chìm xuống Hải Để, rẽ qua Vĩ Lư, men theo cột sống đi lên qua trán xuống Nhân Trung, cổ họng, tâm oa, rốn rồi trở về Đan điền.
o Từ Sơn Can đi lên Thiên Linh vòng ra phía sau qua Ngọc Chẩm, theo cột sống xuống Vĩ Lư, Đề Giang, rồi lại men theo cột sống đi lên qua Ngọc Chẩm, Thiên Linh vòng ra phía trước qua Sơn Căn, Thừa Tương mà về Đan Điền.
Nói chung, khí trong thân thể người giống như quả cầu tròn có thể thuận chuyển đảo thoái rất tự nhiên. Từ Tĩnh tọa đi đến nhập định, mà tâm địa được khai minh, thiên can phát hiện tiến đến chỗ đại thành thì ai cũng có thể thực hiện được. Cho nên luyện võ muốn tiến lên thì không thể không luyện công phu Tĩnh tọa. Nên biết người tu hành còn muốn học võ để bổ trợ cho thiếu xót của tọa công huống chi người tập võ đã có đường lối rành mạch mà không chịu tiến lên thì cũng như nhà leo núi lên được chín phần mà không gắng công thêm một phần nữa để chinh phục đỉnh núi.