Khí công
CÔNG DỤNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP KHÍ CÔNG
Y Võ Thiên Phúc
CÔNG DỤNG KHI TẬP LUYỆN 36 THẾ CỦA
KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH THIÊN PHÚC
Đại danh y Việt Nam ở thế kỷ 14, Tuệ Tĩnh có 2 câu thơ nổi tiếng bình về phương pháp dưỡng sinh:
“ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh Tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Con người được tạo hoá ban tặng cho rất nhiều đặc ân: tay để cầm nắm, chân để đi, mắt để nhìn, mũi để ngửi và thở, tai để nghe. Nhưng mọi thứ đó đều có giới hạn, duy chỉ có hơi thở là huyền diệu nhất vì khi ta ngồi ở đây có thể mượn hơi thở hấp thu được: tiên khí của trời, địa khí của đất, hấp thu vào cơ thể, tích tụ, kích phát và chuyển hoá thành nguyên khí bồi bổ cho cơ thể. Nhờ tập luyện, con người có thể khai phá được những công năng to lớn trong cơ thể mà con người chưa biết cách sử dụng hết.
“ Hàng ngày luyện khí chớ quên
Hít vào thanh khí độc liền thải ra
Làm cho khí huyết điều hoà
Tinh thần giữ vững, bệnh tà khó xâm”
ảnh chụp tại Huế
Việc vận dụng khí công vào trong y học một các rộng rãi, đã đạt được kết quả nhất định, đáng khích lệ mọi người. Trải qua việc quan sát thực tế lâm sàn cho thấy việc tập luyện khí công để trị liệu và phòng bệnh tật rất tốt cho các bệnh như: loạn nhịp tim, viêm tâm cơ, đau thắt tim, đau cuống tim, tâm cơ yếu vì mệt mỏi, công năng của tim kém….., các chứng say sẩm, chóng mặt. Những bệnh thuộc về vận động như cơ bắp dãn đau, cơ bắp bị tổn thương mãn tính, các bệnh khác thuộc hệ thống thần kinh như não, tủy, xương sống tổn thương cần phục hồi, bại liệt thần kinh não, đau nhức thần kinh mãn tính, rối loạn thần kinh thực vật, ngoài ra còn chữa được những chứng đau nhức không rõ nguyên nhân, chứng phù thũng có tính đột phát, viêm kiên trâu, đốt sống ở cổ vôi hóa gây ra chứng hầu quần, trí lực suy giảm, các bệnh ở thời kỳ chuyển tuổi và chứng hiếm muộn. Những chứng bệnh trên hoàn toàn khác nhau nhờ tập luyện khí công mà có hiệu quả. Những chứng bệnh trong y học hiện đại phân loại hoàn toàn khác nhau nhưng nó có cùng một cơ chế tạo bệnh giống nhau. Trên cơ sở cơ chế đó bị rối loạn gây ra tác dụng nơi nhân tố nguồn gốc của bệnh có biểu hiện khác nhau về mặt lâm sàn. Cơ chế gây bệnh giống nhau là nguyên khí không đầy đủ chúng ta gọi bệnh tật - đó là thiếu động lực sinh mạng. tập khí công có thể bồi bổ kích phát nguyên khí, bổ sung cho động lực sinh mạng, cho nên nó có thể phòng trị những bệnh đó một cách hữu ích.
- CƠ BẢN CỦA KHÍ CÔNG
Khí công Thiên Phúc là toàn bộ công pháp, nó là tác động cơ bản nhất của khí công như là động công, tĩnh công trong cơ thể người và nó cũng là yếu tố cơ bản của động tác, của các thứ công pháp khác.
Trong khí công có nhiều sự vận động tập luyện hô hấp như hô hấp thuận , hô hấp nghịch, hô hấp qua mũi, qua miệng, đỉnh bể hô hấp hoặc chỉ tức hô hấp…tất cả đều là sự hô hấp có ý thức dùng ý niệm để khống chế tức là sự hô hấp được điều tiết theo ý muốn chúng ta gọi thứ hô hấp có sự khống chế bằng ý thức đó là “ hữu thức hô hấp”.
* Hình thức hô hấp bình thường dưới một trạng thái sinh lý bình thường:
Có hai hình thức hô hấp: một thứ là hữu thức hô hấp và một thứ nữa là sự hô hấp không tùy ý khống chế. Nằm dưới mức ý thức có thể gọi là “vô thức hô hấp” ví dụ như hô hấp lúc người ta đang nói chuyện. “Hữu thức hô hấp và vô thức hô hấp” đc phân biệt qua việc nó có bị ý thức không chế hay ko. Hữu thức hô hấp và vô thức hô hấp đều có thể đưa ta tới chỗ buông lỏng, yên tĩnh một cách tự nhiên. Cho nên gọi đó là “hô hấp tự nhiên”. Nếu dựa vào phương thức thay đổi của khí thể còn có thể chia nó thành “nội hô hấp và ngoại hô hấp”.
Dưới trạng thái công năng của khí công do sự hoạt động thâm sâu của đan điền sẽ xuất hiện một dạng hô hấp không thiết kế sẵn do đan điền khống chế. Thứ hô hấp đó có một tiết tấu tự chủ rất độc đáo, gọi là “ tự chủ hô hấp” giai đoạn đầu lúc “tự chủ hô hấp” xuất hiện đó chính là “thai tức” (hơi thở của bào thai). Đó là biểu hiện từ sự hoạt động của “nôi hô hấp”. Theo với trình độ công phu tự chủ hô hấp dần sẽ đạt tới “bể tức” (hay chỉ tức) xuất hiện hiện tượng đỉnh bể hô hấp một cách tự chủ.
* Điều tức công:
Nguyên tắc cơ bản của khí công là thuận theo tự nhiên tức là phương pháp điều tức giống tự nhiên. Trong khi luyện công lấy phương thức hô hấp bụng một cách tự nhiên vận dụng “đắc khí cảm” và công năng của đan điền để tự chủ điều tiết làm cho sự vận hành của hô hấp dần dần hoàn toàn nghe theo sự khống chế tự chủ có tiết tấu của đan điền hễ tiết tấu của sự hô hấp càng chậm thì chiều sâu của sự hô hấp càng sâu dần dần xuất hiện một phương thức hô hấp bụng rất nhẹ, rất dài một khi nó càng sâu hơn sẽ xuất hiện hiện tượng “đỉnh bế hô hấp”. Khi đạt đến mức tự chủ xuất hiện đỉnh bể hô hấp thì phải thêm vào sự thao tác hữu thức của ý niệm để làm cho thời gian đỉnh bể (đóng ngưng), đóng ngưng đó phù hợp với đặc điểm sinh lý và phù hợp với trạng thái công năng của khí công. Người tập phải khống chế thời gian đỉnh bể một cách có ý thức và thích hợp với mức độ cho phép nhất định rồi dần dần sẽ kéo dài thêm. Vận dụng tự chủ hô hấp để phát triển đắc khí cảm, thối động kinh khí vận hành và ngược lại vận dụng công năng của đan điền và đắc khí cảm để “kích phát và thâm hóa” (làm cho sâu hơn) sự tự chủ hô hấp. Phương thức điều tức khí công đó có thể làm cho một cá thể đạt đến “chỉ tức” và “tâm tức” dựa vào nhau một cách thuận lợi. Từ đó mà khí tiên thiên và hậu thiên được hòa với nhau, nguyên khí của cơ thể sẽ ở vào trạng thái được kích phát và phóng đại, tự trong cơ thể sẽ xuất hiện các thế giới hỗn độn cao thâm mà ta có cảm giác như đang say rượu.
Các phương pháp kích thích nội kình của khí công (hay còn gọi là nội kình thức) nhiều người cho rằng nôi động, là khí động tức kinh khí vận hành, khí lạc đang động vậy thử hỏi không có động lực, nguyên khí kinh khí thì kinh lạc lấy gì mà động? Cho nên phải nói nội động – khí động đều là hiện tượng tiêu biểu cho khái niệm của một thứ động lực, có thể là chờ khi ta có một cảm nhận sâu sắc về đắc khí, hay cũng có thể chờ khi ta đã thực nghiệm thực tiễn nghiên cứu về kinh lạc rồi mới trở lại suy nghĩ cách giải thích về vấn đề nội động - khí động. Đến chừng đó ta sẽ phát hiện được trong quá trình luyện khí công muốn làm cho khí động thì trước đó phải có những động tác thao tác làm cho hình thành động lực. Không có thứ động lực do thứ động tác đó hình thành thì sẽ không có khí động (động khí) tức là kinh khí động hoặc kinh lạc động.
Động tác sản sinh khí động là một thao tác đặc biệt nhằm bó chặt xương theo chỉ định để sản sinh ra nội động. Đó là động tác rút chặt, vặn qua, xoay tròn. Đó là sự cường hóa có ý thức, đối với tính khẩn trương và tính tự chủ trong động tác của cơ bắp. Sở dĩ gọi là sự ngoại động có tính tự chủ chính là cái động do ngoại khí dẫn dắt và tác động . Nó cũng vì cái nội động đó ở chỗ cái nội động dó bị kích phát hình thành thối động cảm xuất phát từ tình huống “cần phải động”. Nó sẽ gây ra hiện tượng động của người tập như là vặn qua, xoay tròn với tính cách tự chủ có tiết tấu. Cái động đó chứng tở trong cơ bắp còn có một thứ cơ “bất tùy ý”đang hoạt động với tính cách tự chủ và khẩn trương. Thứ cơ bắp đó duy trì vị trí của khớp xương, duy trì tình trạng của cơ thể, duy trì nội ứng lực và tư thế ổn định của khớp xương do các thớ thịt “mạn chiến xúc” cấu thành cái động để dẫn động đó cần phải thu lại. Muốn biến thành các nội động bó chặt thì sẽ tăng cường sự chuyển hóa hóa học năng sang cơ “giới năng”, để hình thành động lực của khí động. Ý nghĩa của lớp thứ hai của nội động là ý niệm phải động trước cái động của ý niệm đó, có công năng phóng xạ liên tục của năng lượng để hình thành nội kình nên nó cũng là thối động lực. Phương thức nội động khác nhau sẽ hình thành cái năng lực điều tiết khác nhau của cơ thể. Thật ra chính là nó tạo thành các sự phối hợp cơ bắp của nội động khác nhau đưa tới thối động lực có phương thức khác nhau thứ lực đó đượng nhiên là hợp lực vì vậy nên phương thức tổ hợp khác nhau thì hợp lực khác nhau. Thối động lực có phương pháp khác nhau thì sẽ hình thành kinh khí vận hành với phương thức khác nhau.
Ví dụ như để tăng cường động lực của mạch đốc 2 tay đưa lên cao quay ngược ra sau lưng 2 khuỷa tay cố gắng căng hết sức các ngón tay đan nhau vào theo thứ tự của nó ngón cái để ở đoạn đảm kinh cảnh tức 2 bên xương cổ dùng sức xoa bóp xoay chuyển từ trên đi lần xuống dưới từ từ tới chỗ gặp nhau ở xương sống nốii cổ và xương sống ngực tức là trung quanh huyệt đại trùy cứ xoa sát vòng tròn 2 cánh tay, cứ ép vào mở ra sẽ giúp cho động tác được thuận lợi, từ đó đốt xương sống tiếp giáp giữa cổ và ngực cũng vào, mở ra.
Để tăng cường tại khu vực xương sườn 4 -5 ở nơi ngực thì nhờ trà sát 2 bàn tay theo hình tròn mà tạo nên nội động ở khu vực này sẽ thối động tới đới mạch, đản kinh, can kinh, thận kinh, khi mà thăng giáng thì nó sẽ tuần hoàn ở nhâm mạch, đốc mạch.
Với động tác co gấp xương sống, 2 tay đạt lên mắt cá ở dưới chân qua động tác này thì nội kình sẽ siết chặt cột sống, hình thành động lực thúc đẩy tuần hoàn của nhâm mạch, đốc mạch làm cho gân ở cổ và khu vực dưới sọ chuyển động nhờ đó mà kinh khí toàn thân tuần hoàn thông suốt.
Nội kinh phát ra từ dưới sọ, cổ trong lỗ mắt và quanh xương hàm (vùng đầu) phải qua sự phát động của vùng giáp giữa xương sống nơi cổ và ngực rồi dùng ý thủ nội thị đoạn sọ của Đảm kinh, hình thành nội động ở đan điền xong thì mới phát động được nó khu vực này động thì sẽ tăng cường nội động của âm nhiêu mạch, từ đó khiến khí vận hành khắp trâu thiên.