Đông Y
Tọa thiền chữa bệnh
TRI THỨC TRẺ
Kỳ 10: Toạ thiền phòng chữa bệnh
“Người bị bệnh và cả người khỏe mạnh hàng ngày đều nên dành ít thời gian nhất định tập ngồi thiền. Bởi thiền định giúp hàn gắn những khoảng rỗng năng lượng trong cơ thể” - võ sư Nguyễn Khắc Chương (Y võ Thiên Phúc) mở đầu câu chuyện.
Đến Y võ Thiên Phúc, sáng trưa chiều tối, giờ nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh các võ sinh đang ngồi tọa thiền. Võ sư Nguyễn Khắc Chương cho biết: Ngồi thiền định giúp phòng giảm bệnh tật, do thiền thu hút được thanh điện và thanh quan của vũ trụ. Khi ngồi tĩnh, con người sẽ hấp thụ trường năng lượng qua các luân xa (là các đại huyệt nơi ra vào tiên thiênnăng lượng vũ trụ). Ngồi thiền, con người tĩnh tâm nhập định (lúc ấy con người ở trạng thái trống không, quên mình, an lạc), lúc đó thanh điện vũ trụ hấp thu rất lớn qua các luân xa vào các đường tuyết năng lượng (đường mạch khắp cơ thể) vốn bị thiếu hụt. “Hàng ngày trong sinh hoạt, con người tiêu hao lượng năng lượng nhất định. Khi thiếu hụt sẽ sinh ra các khoảng trống trong ống tuyết năng lượng. Chính tình trạng thiếu hụtnhư thế dẫn đến sự xuất hiện khoảng trống, gây rối loạn năng lượng. Thiếu hụt ở vùng nào sẽ gây bệnh ở vùng đó. Thiền chính là hoạt động giúp cơ thể bù đắp năng lượng thiếu hụt. Thiền đánh thức giác ngộ tuệ tâm (làm cho con người hướng đến Chân - Thiện - Mĩ), yêu thương đồng loại, giảm nóng nẩy, giảm ý nghĩ làm các điều xấu, luôn nghĩ tới điều tốt đẹp khiến cuộc sống đáng yêu hơn. Giúp con người hồi phục các chức năng tạng phủ, thiền thực sự có tác dụng phòng chống bệnh tật, giúp kéo dài tuổi thọ” - võ sư Chương giải thích.
Thiền tọa ra sao?
Theo võ sư Nguyễn Khắc Chương lợi ích của Thiền (phép tĩnh tọa) “tiểu thành có thể bảo dưỡng thân thể, đại thành có thể nhập môn vào đạo”. Tĩnh tọa là một phép văn tu, cho nên tĩnh tọa với võ thuật có quan hệ khăng khít. Kinh Thi viết “tư vô tà” (không nghĩ bậy), Sách Luận nghĩ viết “nhân giả tỉnh” (người có lòng nhân thì giả tỉnh). Tĩnh tọa ắt tâm bình khí hòa, chí chính thể trực, các đầu mối suy nghĩ lắng trong, lúc thôi thủ mà gặp bất cứ tình huống nào cũng không đến nỗi bị loạn. Phép tĩnh tâm do nơi hàm dưỡng: dưỡng là dưỡng đởm. Đởm đây là trí tráng: đởm không đầy ắt thần mỏi mệt, động tác bị tản mạn, lúc tâm sự càng mê mờ.
Nguyên tắc thiền, theo võ sư Chương là luôn hướng về ánh mặt trời để hấp thu năng lượng mặt trời: sáng thiền quay mặt về hướng Đông, trưa hướng Nam, chiều hướng Tây, tối hướng Bắc. Khi thiền phải ngồi trên ghế hoặc có đệ kê, không ngồi sát mặt đất, để tránh năng lượng bị hút thẩm thấu hết. Các tư thế ngồi trong phép tĩnh tọa như song bàn tất (kiết già - vắt chéo hai chân lên nhau), đơn bàn tất (bán già - chân nọ vắt lên chân kia) hoặc ngồi thông thường đều được, song phải ngồi cho ngay ngắn và vững vàng (chỉnh thân đoạn tọa) đỉnh đầu như bị treo lên (hư linh đỉnh kình) vai trầm ngực ngậm, toàn thân buông lỏng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào giữa vòm miệng trên, môi răng ngậm nhẹ, mắt hơi khép như buông rèm. Lưng bàn tay trái đặt vào lòng bàn tay mặt, để sát bụng dưới buông lỏng trên hai đùi thì tâm mới định. Bụng rốn buông nhẹ - không ta không người, nhất thiết mọi tư lự không chạy ra ngoài: “thu thị phản thính” (thu cái nhìn nghe ngược lại) thường gọi là giữ kỹ năm tên giặc. Giữ tai cho không nghe bên ngoài để tinh quay về thân; Giữ mắt không cho nhìn bên ngoài để hồn quay về cạn; Giữ miệng không cho nói để thần quay về tâm; Giữ mũi không cho ngửi để phách quay về phế; Giữ ý không nghĩ ngợi lôi thôi để ý quay về tì; Tinh, thần, hồn, phách, ý có chỗ quay về ; Tâm, can, tỳ, phế, thận thì mỗi cái đều “phục kỳ mệnh” ắt là “thiên tâm” tự hiện ra không phát sinh ảo giác mê mờ.
Thời gian tĩnh tọa, mỗi ngày hành công hai lần vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, nếu có dư thì giờ thì có thể thêm một lần vào lúc quá ngọ (quá trưa). Thời gian ngồi không bó buộc, một khắc hay nửa giờ đều được cả. Thời gian hành thiền nên bằng lứa tuổi của mình. Ví dụ: một thanh niên 26 tuổi, mỗi ngày nên ngồi thiền 26 phút là đủ. Tuy nhiên, thiền với thời gian nhiều hơn tuổi mình càng tốt. Chú ý: Cần chú ý vào hô hấp và lấy tự nhiên làm đầu. Phải đến trình độ khá cao mới có thể hành khí được, chưa tới mà miễn cưỡng ắt sinh ra tệ đoan như ý khí thằng lên trên làm cho não bị sung huyết, thần kinh tản loạn, ý khí bị ngăn bên trong thì tâm, vị bị bệnh, ý khí chìm xuống thì sa ruột hoặc bị trĩ. Khi công phu đã thâm hậu có thể dùng thêm miệng, hoặc rốn để hô hấp (việc này phải có khẩu quyết chân truyền - thầy dạy). Phương pháp hành khí gồm có: Khí đan điền chìm xuống Hải Để, rẽ qua Vĩ Lư, men theo cột sống đi lên qua trán xuống Nhân Trung, cổ họng, tâm oa, rốn rồi trở về Đan điền; Từ Sơn Can đi lên Thiên Linh vòng ra phía sau qua Ngọc Chẩm, theo cột sống xuống Vĩ Lư, Đề Giang, rồi lại men theo cột sống đi lên qua Ngọc Chẩm, Thiên Linh vòng ra phía trước qua Sơn Căn, Thừa Tương mà về Đan Điền; Nói chung, khí trong thân thể người giống như quả cầu tròn có thể thuận chuyển đảo thoái rất tự nhiên. Từ Tĩnh tọa đi đến nhập định, mà tâm địa được khai sáng, thiên can phát hiện tiến đến chỗ đại thành thì ai cũng có thể thực hiện được. Cho nên luyện võ muốn tiến lên thì không thể không luyện công phu tĩnh tọa. Sau khi thiền nên sả thiền. Khi ngồi thiền vận động mạch máu, nhịp tim đều thay đổi. Khi không thiền nữa phải đưa người tập trở lại trạng thái bình thường. Sả thiền bằng cách xoa xát cơ thể, hít sâu bằng mũi, thở sâu dài bằng mồm nhằm đuổi hết khí CO2 ra khỏi cơ thể tránh sự thay đổi đột biến của cơ thể .
Tuổi ngồi thiền có thể từ 10 tuổi cho đến già. Người tập muốn đạt đến trình độ cao phải có võ sư hướng dẫn, do tập thiền sinh ra nhiều cảm giác khác lạ trong cơ thể. Khi thiền có võ sư hướng dẫn nhằm giúp người tập định tâm, định khí, định thần đúng mức (để khỏi loạn tâm, loạn khí, loạn thần).
VIỆC NGHỈ NGƠI VÀ ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG DƯỠNG SINH
“Người ta tuy thường xuyên uống thuốc, nhưng không hiểu phương pháp dưỡng sinh, cũng khó kéo dài tuổi thọ. Phương pháp dưỡng sinh đại để gồm: Không nên ăn no rồi đi ngủ ngay, không nên ngồi lâu suốt ngày, vì có hại tới cơ thể. Cần thường xuyên rèn luyện nhưng không tập quá lâu, không làm việc quá sức, không thường xuyên ăn no vào buổi tối, ăn xong cần đi dạo để thư giãn bụng sau đó nghỉ ngơi. Nếu như ăn không tiêu bị cảm lạnh hoặc uống rượu sẽ phát sinh ra nhiều chứng bệnh như miệng nôn trôn tháo... Cần ăn ít và ăn thành nhiều bữa, không nên ăn quá no vì khó tiêu hóa. Người hiểu biết dưỡng sinh thường gần đói mới ăn, tương đối khát mới uống nước. Uống rượu rất có hại, sau khi uống rượu không được hóng gió hoặc quạt mát. Không có tài trí mà miễn cưỡng suy nghĩ thì cũng có hại.
Mùa đông không nên mặc quá ấm, mùa hè không nên quá mát, không được ngủ ngoài trời. Không được tiếp xúc với đại hàn, đại nhiệt và gió lớn. Không được thiên lệch đối với ngũ vị vì có hại tới các bộ phận trong cơ thể. Ăn thức ăn chua hại tỳ, ăn đắng hại phổi, ăn cay hại gan, ăn mặn hại tim, ăn ngọt nhiều sẽ hại thận. Nói chung sẽ có hại tới tuổi thọ. Nên ăn thịt cá và các thức ăn tinh vào buổi sáng là tốt nhất. Vì sau buổi trưa, âm dương xáo trộn, bụng người ta cũng vậy rất khó tiêu hóa, dễ gây nên bệnh chướng bụng và đi ngoài, nôn ọe. Không nên ăn vào buổi tối. Mùa đông đêm dài, khi đói nên ăn một ít, nên ăn nóng và mềm, ăn xong cần vận động điều hòa tiêu hóa thì sẽ không sinh bệnh.
Khi trời nóng người ta ra mồ hôi nhiều không nên rửa tay rửa tay và súc miệng, vì như vậy sẽ khiến cho ngũ tạng trong cơ thể nhanh khô cạn. Mùa đông không nên gối bằng vật lạnh vì dễ hại mắt và tổn thọ”.
(Theo Y võ Thiên Phúc)