“Tức là thu cái nhìn nghe ngược lại, giữ kỹ 5 tên giặc”
Trong luyện Tĩnh công – Động công khí công dưỡng sinh Thiên Phúc
TÂM KHÍ LÀ GÌ?
“Giữ miệng không cho nói để thần quay về tâm”
Tâm khí là chân khí đi vào tâm mà phát động cơ năng của tâm (tim) sinh ra tâm khí. Nhưng tâm khí từ tâm ra lại chia làm hai dạng. Dạng tâm khí chạy trong tâm kinh và tiểu trường kinh, và dạng nhiệt tâm khí là tâm khí đi ra màng bao tim tạo ra. Nhiệt tâm khí còn được gọi là đinh danh là tâm bào khí, chạy trong
tâm bào kinh và tâm tiêu kinh.
Tâm khí xuất phát từ tạng tâm.
Nội kinh viết: Tâm là cường quân chủ, thân minh phát ra từ nơi đó.
Lại nói: “ tâm là cội gốc của thận, là biến hóa của Thần, tinh ba phát ra ở mặt, vinh phát ở huyết mạch. Là Thái dương trong dương….”
Tạng tâm định vị ở Nam phương, là loại hỏa.
Tượng giống súc là Dê, Tượng ngũ cốc là lúa Mạch.
Tượng sao là sao Huỳnh Hoặc, màu tương thích là màu đỏ, vị tương thích là vị đắng, mùi tương thích là mùi khét, âm tương thích là âm Chủy còn gọi Tạng Đinh Hỏa thuộc quẻ LY.
Tạng tâm chủ huyết mạch, Tàng Hồn ứng với tâm trạng và biểu thị sự mừng.
Tạng tâm sinh ra tâm khí, tâm khí có tính hỏa màu đỏ. Tâm khí thực hiện các nhiệm vụ sau của tạng tâm.
-Thông khí ra tay đi ra mạch tâm kinh, vào mạch tiểu trường.
-Phát động chức năng sinh huyệt và duy trì cơ năng truyền huyết , nhuận huyết.
-Di nhiệt xuống tiểu trường (ruột non) để ngấu nhừ Thủy Cốc.
-Hạ tâm nhiệt xuống đan điền để đốt tinh thành chân khí.
-Giao với thận khí để tâm thận giao hòa mà giữ gìn nội tạng, bảo hộ Tam Châu (tinh – khí – thần).
-Liên hệ với phế để giúp phế thanh kim (hỏa khắc kim).
-Đi vào cốt tủy mà lên não hóa điệu tâm thần.
-Song hành với huyết mà phát dương bảo vệ cơ thể.
Tâm khí vượng giờ Ngọ, ngày Bính, Đinh và mùa hạ.
Cổ nhân nói “ Phương Nam sinh nóng, nóng sinh hỏa, hỏa sinh vị đắng, vị đắng sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ. Tâm chủ lưỡi, ở trời là khí nóng, ở đất là lửa, ở cơ thể là mạch. ở tạng là tâm, ở tiếng cười, ở biến động là ưu tư, ở khí trạng là mừng, mừng qua tổn thương tâm, mà lấy sợ hãi áp chế lại, nóng tổn thương khí nên lấy lạnh chế tiết nóng. Đắng quá hao tổn Tâm nên lấy mặn mà thanh giảm đắng…”
Nội kinh viết: “ Ba tháng mùa hạ ,dương khí trong người phát ra ngoài, âm khí ẩn phục bên trong…ấy là tâm khí phát vượng mà sơ thông ra mồ hôi.
Trong quan hệ ngũ hành với chân khí thì tâm khí đóng góp vào sự phát vượng của dương chân khí. Bởi vậy chân khí có phát vượng và hoàn hảo cũng là nhờ tâm khí vậy
CAN KHÍ LÀ GÌ?
“Giữ mắt không cho nhìn bên ngoài để hồn quay về can”
Nội kinh viết “ Can là cơ quan tướng quân mọi mưu lược đều phát ra từ đó”.
Lại nói “ Can tàng hồn” tức là nơi thần chí con người từ đó năng động. Bởi vậy các trạng thái thức của con người đều do can. Như giấc ngủ là giấc “hồn quy can”, khi nhắm mắt hồn chạy về Can, bởi vậy giấc ngủ đúng là giấc ngủ để hồn trở về can mà nghỉ vậy. Giấc ngủ này còn gọi là “hóa vô danh hoặc phục”.
Can chủ Cân cho nên mọi hoạt động của gan đều do Can làm chủ, và do dịch can điều tiết, đó cũng chính là can khí vào cân mà hoạt hóa cử động vậy.
Nội kinh viết: “Can là gốc của cùng cực, là chỗ của hồn thăng hoa ở móng tay, sung vinh ở mặt để nhiết sanh huyết. Khí là Thiên Dương trong Dương thông khí ở mùa xuân.”.
Đông phương màu xanh, vào thông ở can, khai khiếu ở mắt, tàng trữ tinh ở can, cho nên bệnh phát ra làm kinh hãi, thuốc vị chua chủng loại là thảo mộc giống súc là gà, ngũ cốc là mạch, ứng với sao Tuế Tinh. Do đó biết bệnh ở gân, âm thanh là tiếng gió, số là số 8, ở mùi là mùi khét, tân dịch là nước mắt.
Phương đông sinh phong, phong sinh mộc, mộc sinh vị chua, vị chua sinh can, can sinh cân, cân sinh tâm, can chủ về mắt, ở trời là huyền, ở người là đạo, ở đất là hóa, hóa sinh ngũ vị, đạo sinh tri giác, huyền sinh thần ở trời là gió ở đất là cây (mộc), ở người là cân(gân) ở tạng là can. Ở màu là màu xanh, ở âm thanh là tiếng hét, ở biến động là cầm nắm, ở chí là giận. Giận thương tổn can, bi thương thắng giân. Phong thương tổn gân, táo thắng phong. Vị chua thương tổn gân. Vị cay thắng chua.
Tạng can sinh ra can khí có tính phong khí, màu xanh thực hiện các cơ năng sau của can.
-Thông khí ra bụng xuống chân theo can kinh về bằng đởm kinh.
-Phát động chứa năng sinh Tân và cơ năng vận động của gân cơ.
-Bổ trợ cùng chân khí mà sinh Tâm khí.
-Thanh lọc và nhuận hóa huyết cùng với tỳ khí.
-Can khí sang đởm phát dộng cơ năng của đởm sinh ra đởm chấp (mật) đi vào hệ tiêu hóa.
Can khí khai khiếu ra mắt àm chủ về nhân thần với can dịch là nước mắt. Nhân thần là một biểu hiện quan trọng của sự sống. Trong các trạng thái thức, ngủ, mộng, nhân thần tiết phát và thu liễm nhờ can khí. Trong Đông phương học, nhất là đông y, bệnh ở da lông không đáng ngại, bệnh ở kinh mạch chỉ cần cẩn thận. Bệnh ở Tạng phủ thì chăm chút là qua. Còn bệnh tới cốt tủy là thành tật, tới loạn nhân thần mà tuyệt là thậm cấp chí nguy, là cái chết đã đến trước ngõ, là còn sống mà đã chết một phần cơ bản, tức gốc đã mất cái ngọn sẽ chết mà hồn thăng khỏi xác.
Can khí cũng liên hệ với ngũ khí ngũ hành trong nội tạng và tuân theo qui luật ngũ hành sinh khắc.
TỲ KHÍ LÀ GÌ?
“Giữ ý không nghĩ ngợi lôi thôi để ý quay về tỳ”
Nội kinh viết: “Tỳ là cơ quan giám nghị, tiêu hóa phát ra nơi đây”.
Tỳ là gốc của kho tàng, vinh khí ở nơi đó, tinh phát ở môi và tứ bạch, sung vinh ở da. Thuộc loại chi âm, thông bởi thổ khí, có các tạng để rưới bốn bên. Tỳ chủ tứ chi cùng với vị vận hành dịch, chất trong cơ thể.
Trung ương màu vàng, vào thông ở tỳ, khai khiếu ở mũi, tàng trữ tinh khí ở tỳ, lại khai khiếu thêm ở lưỡi nên bệnh gốc lưỡi. Vị là vị ngọt, loại là loại thổ, gia súc alf trâu, ngũ cốc là lúa tắc, ứng thông bốn mùa, tượng là sao trấn tinh. Tỳ chủ nhục nên biết bệnh ở thịt. Âm thanh là âm cung, số là số 5, mùi là mùi thơm, tân dịch là nước miếng.
Trung ương sanh thấp, thấp sanh thổ, thổ sanh vị ngọt sanh tỳ, tỳ sanh thịt, thịt sanh phế, tỳ khí thoát ra mũi, nên biết bệnh ở mũi. Ở trời là khí thấp ở đất là thổ, ở cơ thể con người là thịt, ở tạng là tỳ, ở âm thanh là tiếng ca hát, ở biến động là tiếng ụa, ở chí là sự lo nghĩ. Lo nghĩ nhiều tổn thương tỳ, giận thắng lo nghĩ, thấp tổn thương thịt, phong thắng thấp, vị ngọt thương thịt, chua thắng ngọt.
Tỳ chủ tưới bón xung quanh, vận hóa thủy thấp. Tỳ ở giữa năm tạng, ký vượng bốn mùa, ngũ vị nhờ đó mà tàng trữ lớn lên, ngũ thần nhân đó mà sáng suốt. Tứ chi bá hài nhờ đó mà vận động.
Thức ăn từ miệng qua thực quản vào tiêu hóa tại vị, tinh hoa từ đó ngấm vào ngũ tạng, còn chất xác xuống tiểu trường để tiêu hóa tiếp, tới miệng dưới tiểu trường thời phân ra đục trong. Đục xuống đại tràng , trong vào bàng quang. Tại bàng quang lại phân ra đục trong nữa. Đục thì đi ra theo niệu đạo, trong ngấm vào đởm, đởm lại đưa trong đó vào tỳ tạo ra dịch cho ngũ tạng (nước miếng, nước dãi, nước mũi, nước mắt và mồ hôi). Vị của tinh hoa thực cốc ngấm vào ngũ tạng sinh ra tân dịch lại đồng quy về tỳ để tỳ biến thành tinh chất cho huyết.
Nột kinh viết: “ Tỳ thổ vượng thì có thể nuôi sống vạn vật, suy thì sinh ra trăm bệnh”.
Tỳ quan hệ biểu lý với vị cả hai cùng hòa đồng trong nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bởi vậy hoạt động của tỳ vị là ăn uống vậy.
Như chúng ta đã biết chân khí tiên thiên vào tỳ tạng, phát động cơ năng của tỳ mà phát sinh ra tỳ khí, tỳ khí trước là hoạt động trong hệ thống tỳ, vị mà điều hòa hoạt hóa quan hệ này cũng như cơ năng riêng của tỳ,vị. Sau là thực hiện các mối quan hệ với tạng phủ và các hệ thống khác dựa trên cơ sở mối quan hệ khí.
Các cơ năng của tỳ khí có thể vạch ra như sau:
-Tỳ khí thực hện cơ năng tàng ý của tỳ đó là khí đi vào hệ thần kinh để tạo ra các hoạt động ý nóng hoạt động tâm thần kinh.
-Tỳ khí khai khiếu ra muĩ nên tham gia vào hoạt động của khướu giác.
-Tỳ khí vòa vị phát động cơ năng của vị, sinh ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn.
-Tỳ khí phát động cơ năng của tỳ, hấp thụ tinh hoa thực cốc từ đởm mà điều hòa phân tán các chất sinh ra huyết chất.
-Tỳ chủ mục (thịt,cơ), nên tỳ khí vào cơ, thịt tạng trong các hoạt động nội tạng. Chuyển hóa thủy cốc đưa vào cơ quan trong cơ thể.
-Tỳ khí mang tính táo của tỳ tạng thông khí 4 mùa.
-Tỳ khí phát vượng ở tỳ kinh giờ Tỵ, suy giảm ở giờ Hợi.
-Tỳ khí phát vượng ở vị kinh giờ Thìn, suy giảm ở giờ Tuất.
-Tỳ khí vượng ngày Giáp Ất, suy ngày Mậu Kỷ.
PHẾ KHÍ LÀ GÌ?
“Giữ mũi không cho ngửi để phách quay về phế”
Nội kinh viết: “Phế là quan tướng phó, quyền năng hô hấp khí ban ra từ đó, sung vinh ở nơi da, là thái âm trong dương, thông khí ở mùa Thu, ở Phương tây màu trắng, vào thông ở phổi, khai khiếu ở mũi, tàng trữ ở phổi, biết bệnh ở lưng vị là vị cay, loại là loại kim, giống súc là ngựa, ngũ cốc là nếp, ứng với sao là sao Thái bạch, biết bệnh ở da lông, thanh âm là âm thương, số là số 9, mùi là mùi tanh, nước tân dịch là nước mũi.
Phương tây sanh chất nóng ráo, nóng ráo (táo) sinh chất kim, kim sinh vị cay, vị cay sinh phế, phế sinh da lông, da lông sinh thận….
Phế chủ về lỗ mũi ở trên trời là táo khí, ở dưới đất là kim, ở cơ thể là da lông, ở tạng là phế, ở tiếng là tiếng khóc, ở biến động là ho, ở khí là lo lắng, lo lắng là tổn thương phế, mừng thắng ho, nóng làm tổn thương da. Lông ,lạnh thắng nóng, vị cay làm tổn thương da lông, vị đắng thắng cay.
Phế là ô dù của ngũ tạng, thanh âm từ đó phát ra, da lông từ đó mà trơn nhuận, con người ta, duy có trong tổn thương thất tình ngoài ngoại cảm lục dâm, làm cho phế hô hấp không đều đặn, phế kim do đó mà không trong sạch, bởi vậy muốn thanh kim và làm trong sạch phế thì phải điều hòa hơi thở, do đó còn gọi là phế chủ hô hấp hay phế chủ khí (khí hậu thiên).
Phế chủ thanh âm mọi âm thanh đều do phế quản tạo ra, mà phế khí cùng vị khí (hậu thiên) theo khí quản tạo ra âm thanh. Theo âm thanh học Đông Y thì âm thanh cũng như các hoạt động khác của con người đều quy bản chất về tạng và tạng khác là liên đới âm có tạng chủ là Vị phủ của Tỳ tạng (tức là Tạng Tỳ), thanh có tạng chủ là phế như vậy âm thanh có sự phối hợp Âm Dương tạng phủ. Nhưng chân gốc của âm thanh lại là thận. Nội kinh viết “ Thận thuộc Thủy, phế thuộc kim là thiên thể, thiên thủy xoay vận, kim thủy giúp nhau, phế chủ phần tiết khí (hậu thiên) thận chủ phần sinh (Tiên thiên)…” Bởi vậy cái gốc vẫn là thận vậy.
Phế tàng phách. Theo quan niệm Đông Phương thì phách thuộc Thất Thần (Bảy thứ thần) là nền tảng của hoạt động vô thức, do đó phế chủ da lông mà phế khí tạo ra chủ về cảm giác ở ngoài da (đó là xúc giác, một trong ngũ quan).
Tạng phế chủ bì mao mà phế khí tiết ra da lông làm cho da lông trơn nhuận. Tại da lông tâm dịch là mồ hôi lại tiết ra mang Dương Hỏa, phát dương bảo vệ cơ thể chống phong tà.
Chân khí vào Tạng phế sinh ra phế khí với các tính chất cơ bản sau:
-Tính chất khí là táo khí.
-Tinh ngũ hành là tính kim khí.
-Màu đặc trưng là màu trắng (bạch khí).
-Thời đắc của phế khí là giờ Dần, ngày Tân mùa thu.
-Phế khí vận hành trong phế kinh và đại trường kinh để phát động các cơ năng của tạng phế và phủ đại trường. Bên cạnh đó phế khí còn liên hợp với các khí khác trong mối quan hệ Ngũ khí theo qui luật ngũ hành sinh khắc.
THẬN KHÍ LÀ GÌ?
“Giữ tai cho không nghe bên ngoài để tinh quay về thận”
Nội kinh viết: “Thận là cơ quan tác cường, kỹ sảo đều phát ra từ đó”.
Thận chủ về tàng trữ và niêm phong, là chỗ ở của tinh. Tinh khí phát ra ở tóc, sung vinh ở xương là Thái âm trong âm, thông khí ở mùa đông.
Phương bắc màu đen vào thông ở thận, khai khiếu ở tai, tàng trữ tinh ở thận cho nên biết bệnh ở xương, vị là vị mặn, loại là thủy (nước) giống súc là thịt heo, ngũ cốc là đậu, ứng với mùa đông, và sao Thần tinh, tiếng âm là tiếng vũ, số Dịch là số 6, mùi là thối, dịch chất là nước bọt.
Phương bắc sinh lạnh(hàn), lạnh sinh nước, nước sinh vị mặn, vị mặn sinh thận, thận sinh xương tủy, tủy sinh can, thận khai khiếu ra tai, ở trời là khí lạnh, ở đất là nước, ở cơ thể là xương, ở tạng là quả thận, ở tiếng là tiếng rên, ở biến động là run, ở chí là sợ hãi, sợ hãi tổn thương thận, lo nhớ thắng sợ hãi, lạnh tổn thương máu, nóng ráo(táo khí) thắng lạnh. Mặn tổn thương máu, ngọt thắng mặn.
Tạng thận quan hệ biểu lý với bàng quang phủ, mà kinh thận với kinh bàng quang thông với nhau làm thành đường vận hành của thận khí.
Nói về phủ bàng quang nội kinh tiết “bàng quang là nơi chân đô tận dịch tàng trữ ở nơi đó, được khí hóa mà bài tiết ra, lại nói bàng quang là hắc tường. Nói tóm lại bàng quang là cơ quan bài tiết trong cơ thể”.
Chân khí đi vào thận mà sinh ra thận khí. Thận khí từ tạng thận chạy ra thận kinh, sang bàng quang kinh ở chân, rồi vô thận ở lưng, rồi lại từ lưng theo bàng quang kinh đến huyệt tình minh theo đường lạc về huyệt Du phủ vào thận kinh và về thận.
Thận khí có các đặc tính sau:
-Tính chất khí là tính hàn khí.
-Tính ngũ hành là tính thủy.
-Màu đặc trưng là màu đen.
-Thời đức khí giờ dậu, ngày quý mùa đông.
Thận khí có mối quan hệ mật thiết với tâm khí trong mối quan hệ thủy –hỏa, thận thủy khí và tâm hỏa khí giao nhau là nền tảng của mối quan hệ tâm – thận cũng như mối quan hệ khí – huyết trong cơ thể.
Tinh, thần, hồn, phách, ý có chỗ quay về
Tâm, can, tỳ, phế, thận thì mỗi tạng đều “phục kỳ mệnh”
Tức là “thiên tâm” tự hiện ra không phát sinh ảo giác mê mờ, làm cho tâm bình, khí hòa, trí chính, thể trực các đầu mối lắng vào bên trong, trong lúc thôi thủ gặp bất cứ kình nào cũng không đến nỗi bị loại. Phương pháp này còn quân bình âm dương ở các tạng, cải thiện nội môi, phòng và chữa bệnh cũng như kéo dài tuổi thọ,duy trì tuổi thanh xuân.