Đông Y
Dịch kinh cân phòng chữa bệnh
Chữa bệnh bằng võ công
Kỳ 11:Dịch Kinh Cân phòng chữa bệnh
Mỗi sáng sớm dạo bước ra hồ Tây, chạy vòng quanh hồ Hoàn Kiếm... chúng ta bắt gặp hình ảnh người trẻ, cụ già đang thong thả đưa những cánh tay vẫy vẫy lên, xuống... tập luyện khí công dưỡng sinh Dịch Kinh Cân.
Dịch Kinh Cân là phương pháp tập luyện khí công dưỡng sinh Cổ Phương, lưu truyền từ lâu trong dân gian, nhiều năm qua võ sư Nguyễn Khắc Chương (Y Võ Thiên Phúc) cố công sưu tầm, biên soạn , bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình tập luyện và hướng dẫn các võ sinh, bệnh nhân đang điều trị tại Y Võ Thiên Phúc tập nhằm nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật.
Nhiều lần đi ngang qua hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, một số công viên buổi sáng sớm mai, võ sư tình cờ gặp nhiều bạn trẻ, các cụ già đang tập luyện khí công dưỡng sinh theo bài Dịch Kinh Cân. Nhìn kỹ họ tập, võ sư phát hiện có nhiều động tác một số người tập luyện chưa đúng cách, dẫn đến hiệu quả mang lại cho sức khoẻ chưa cao. Võ sư mong muốn những ai yêu thích tập luyện khí công dưỡng sinh, theo bài Dịch Kinh Cân, sẽ tập luyện đúng phương pháp, thực sự mang lại sức khoẻ cho mình.
Theo võ sư Chương , quá trình sinh lý của cơ thể con người, tư duy của não, co bóp của phổi, dạ dày, nhịp đập của tim, tuần hoàn của máu… đều cần phải tiêu hao một số năng lương nhất định, chưa kể đến năng lượng tiêu hao do hoàn cảnh, người làm việc ngoài trời.Năng lượng đầy đủ giúp khí sắc hồng hào, thiếu năng lương thì mặt mày xanh, xám. “Có câu nước giữa dòng không thôi chảy, trục bánh xe có hoạt động mới không rỉ, nên vận động có ảnh hưởng rất lớn đối với khí huyết. Ai cũng biết vận động cơ thể là đẩy mạnh tuần hoàn của máu, do vận động nên hao phí rất nhiều năng lượng, hao bớt khí lực.Nhiệt năng là do sự hòa hợp giữa thức ăn và khí,nhờ sự vận động cơ năng tiêu hóa và phổi đều khỏe lên vận động đúng và đẩy mạnh tác dụng sinh lý của các cơ năng này, tuy có tiêu hao năng lượng nhưng lại làm cho nguồn nhiệt năng thịnh vượng lên. Nên, vận động có tính đối kháng của nó. Vận động đối kháng này rất quan trọng đối với người làm việc bàn giấy. Người mà 1/3 thời gian ở trong nhà và đều ngồi tại một chỗ, đứng lên rất ít. Những người này ngồi làm việc trên ghế lâu nên ruột và dạ dày, gan, lá lách đều bị đè bẹp xuống, không vận động được thuận lợi, thậm chí đôi chân cũng trở thành vô dụng, trong khi tim, phổi vẫn phải làm việc như cũ mà bộ tiêu hóa làm việc kém, dẫn đến mất thăng bằng, nguồn nhiệt năng bị ách tắc, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu, vì thế sinh ra các thứ bệnh. Bệnh tật là do sự trì trệ khí huyết mà ra, nó làm cho hao tốn thêm khí huyết, khí huyết mất thăng bằng. Cho nên tập luyện Dịch Kinh Cân giúp khí huyết hoạt động điều hòa tốt, làm cho khí huyết thay đổi mà có tác dụng chữa được bệnh”.
Theo võ sư tập luyện khí công Dịch Kinh Cân giúp gân cốt, khớp hoạt động, làm cho kinh mạch, khí huyết lưu thông tốt hơn, bên cạnh giúp gột rửa, giải độc cơ thể. Tập Dịch Kinh Cân giúp cho ăn tốt, ngủ ngon, đấy là việc phổ biến và làm tăng sức khỏe cho các bệnh nhân suy nhược thần kinh, huyết áp cao bệnh tim, bán thân bất toại, bệnh thận. Dịch Kinh Cân giúp hỗ trợ chữa một số bệnh mạn tính, như viêm đa khớp. Người bị trĩ nội, trĩ ngoại và đầy bụng tập Dịch Kinh Cân kiên trì cũng giúp hết bệnh. Ngoài ra, bị hen bẩm sinh hay bị hen nặng kéo dài tập Dịch Kinh Cân lâu ngày, đúng phương pháp có thể khỏi bệnh.Luyện Dịch Kinh Cân có thể khỏi đau mắt đỏ, cận thị thậm chí trị được cả bệnh đục tinh thể. “Nhiều người thể lực kém, không luyện được võ, nên tổ sư phổ biến phương pháp luyện tập Dịch Kinh Cân, để chuyên biến thể lực yếu thành khỏe, cách tập đơn giản, nhưng hiệu quả lớn, vì tiêu trừ được các bệnh” - võ sư nói. Do ưu thế của Dịch Kinh Cân, một số bệnh nhân bị u bướu tập luyện kiên trì hàng ngày, đúng phương pháp có thể giúp tiêu u bướu. Võ sư phân tích, u bướu, nhọt là kết cục của khí huyết, kinh lạc…không phong xuất. Máu lưu thông chậm, nên các chất keo, dịch gan… không đủ nhiệt năng, công năng của máu bị giảm sút dẫn đến không thể thải các chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài. Tập Dịch Kinh Cân tay vẫy đúng phép, vai động, đủ nhiệt năng, máu mới sinh ra, các sự chèn ép, mất thăng bằng trong tạng phủ bị xóa bỏ. Phương pháp “vẫy tay” theo Dịch Kinh Cân giúp cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột và dạ dày tiếp được khí, giúp cho việc tổng cựu nghinh tân được tốt và khí huyết được thăng bằng.
Phương pháp tập luyện Dịch Kinh Cân
Trước tiên nói về tư tưởng, theo võ sư Chương, phải có hào khí, quyết tâm phải tập cho đến nơi đến chốn và đều đặn, phải tin tưởng vững vàng, không nghe lời bàn ra nói vào mà chán nản bỏ dở. Phải lạc quan, không lo sợ vì bệnh mà mọi người cho là hiểm nghèo, và tươi tỉnh tin rằng mình sẽ thắng bệnh do luyện tập. Phương pháp tập Dịch Kinh Cân như sau:
1.Lên không xuống có: Đây là những quy định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi luyện tập dựa trên yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên giữ cho trống không, buông lỏng thảnh thơi. Đầu óc không nghĩ ngợi lung tung chỉ chú ý vào việc tập. Xương cổ cần buông lỏng, để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng mồm giữ tự nhiên (không mím môi) ngực nên buông lỏng, để cho phổi thở tự nhiên, cánh tay buông tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc, căng thẳng, đủ sức bụng dưới thót vào, hậu môn nhỉnh lên, ngón chân bám chặt vào mặt đất, gót chân để phẳng trên mặt đất, giữ cho đùi và bắp chân ở trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ khi vẫy tay nhờ câu lên không xuống có nghĩa là lấy lại sức vẫy tay ra phía sau, tay đưa về phía trước là do quán tính không dùng sức.
2.Trên ba dưới bảy, là phần trên để lỏng chế độ ba phần khí lực. Phần dưới lấy gân sức tới bảy phần thể lực, phải quán triệt đầy đủ, thì hiệu quả rất tốt mắt nhìn thẳng, đầu không nghĩ ngợi gì chỉ nhẩm đếm lần tay vẫy. Các bước cụ thể như sau: Hai bàn chân để xích ra bằng khoảng cách của hai vai; Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay về phía sau; Bụng dưới thót lại, lưng thẳng bụng trên co lên, cổ lỏng, đầu miệng trong trạng thái bình thường; Đầu ngón chân bấm trên mặt đất, gạt chân sát đất, bắp chân đùi căng, thẳng; Hai mắt chọn điểm đằng xa làm mục tiêu để ngắm, không nghĩ ngợi lung tung chỉ chú ý vào bàn chân và nhẩm đếm; Vẫy tay, dùng sức vẫy tay về phía sau, hai tay trở lại phía trước theo quán tính, mà không dùng sức, chân vẫn lấy gân không; Khi vẫy tay có hai cách: 1 là lưỡi để đáp kiều, nhấc hậu môn trong suốt thời gian vẫy, cách 2 là lưỡi để đáp kiều và mỗi lần vẫy tay ra phía sau thì nhấc lỗ hậu môn lên, khi tay trôi về phía trước theo quán tính thì thả hậu môn về vị trí bình thường; Vẫy tay từ 2/8 rồi 324 và 432 rồi 540 dần lên tới 2160 ước chừng 30 phút; Phải có quyết tâm, nghĩa là kiên trì số lần vẫy tay từ từ tăng lên không nên miễn cưỡng nhưng cũng không được lùi, tùy tiện buông lỏng, vì thế sẽ làm mất lòng tin trong công việc luyện tập như vậy khó có kết quả. Khi mới tập cũng không nên dùng tận lực, làm tổn thương đến ngón chân, dục tốc nôn nóng mong khỏi bệnh ngay mà dùng quá sức cũng không đưa lại kết quả mong muốn phải quyết tâm từ từ tiến lên mới là đúng cách sẽ thu được kết quả như ý. Tinh thần phải tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loan ra, đảo lộn trên bảy dưới ba là sai hỏng. Khi vẫy tay tới 324 cái trở lên thường có trung tiện, hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mắt nóng bừng….đấy là hiện tượng bình thường đừng ngại. Khi tập lưỡi để đáp kiều (đầu lưỡi chạm huyệt Ngân Giao - nằm ở lợi trên, mặt sau hai răng cửa). Người tập chú ý việc thắt chặt lỗ hậu môn suốt trong lúc vẫy tay. Thót vào và thả ra ở mỗi lần vẫy tay. Và khi vẫy tay không bao giờ được kiễng chân.
3.Một số điểm cần chú ý: Số lần vẫy tay, không nên ít tiến dẫn tới 1080 tới 1620 là mức bình thường bệnh nhân yếu nên châm trước, trước ít vừa tới thể lực mau tiến dần lên, không được lùi, người bệnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, nhớ là chân phải để sát đất, rồi bấm đất và thót hậu môn. Số lần tập trong ngày: Buổi sáng thanh tâm, buổi chiều trước khi ăn, buổi tối trước khi ngủ
Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu? Bình thường mỗi ngày vẫy tay trên ba, bốn nghìn cái, cần phải kiên trì mới có hiệu quả - số tối đa mỗi ngày vẫy tay 10 nghìn số lẻ, có người vẫy tới 20 - 30 nghìn nếu sau khi tập bệnh nhân thấy ăn ngon, ngủ tốt, đạị tiện điều hòa, tinh thân tỉnh táo, thì chứng tỏ con số đó thích hợp. Theo nguyên tắc thì nên chậm chí không nên nhanh bình thường vẫy tay chậm 1080 cái hết 19-20 phút, nếu nhanh thì 10 phút vẫy tay được nửa chừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đó là tác dụng của khí, khí mới vẫy tay thì vẫy rộng vòng và chậm một chút, khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng và nhanh hơn. Người bệnh nặng thì nên vẫy chậm mà hẹp vòng người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh mà dùng sức nhiều người khỏe mạnh có thể nắm bàn tay mà vẫy, vẫy tay nhanh qua làm cho tim đập nhanh, vẫy tay chậm qua thì không đạt tới mục đích luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.
Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít? Nặng hay nhẹ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao khích liệt, đây là môn thể dục mềm dẻo đặc biệt của nó là ‘dùng ý mà không dùng sức’ nhưng nếu vẫy nhẹ quá thì không tốt, bởi vì bắp không được dắc mạnh, thì lưng và ngực cũng không chuyển động nhiều tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không phải chỉ chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng mức (nặng) một chút. Bệnh huyết áp cao thì nên lắc chậm và nhẹ nói tóm lại: phần lớn phải tự mình nắm vững tình trạng, phân tích những triêuh chứng sau khi tập nghe sự nhận xét của người khác thấy sự biến chuyển của mình, nhanh nhẹn hơn dồng hào hơn, tươi tỉnh hơn, hay kén hơn trước, rồi tự mình suy nghĩ và quyết định cách tập, rồi luôn tổng kết nên nguyên tắc là tập thế nào cho trong người thấy thoải mái và dễ chịu là đúng và tốt nhất.
Võ sư Nguyễn Khắc Chương lưu ý, trước và sau tập khí công Dịch Kinh Cân, người tập cần uống đủ lượng nước, giúp máu lưu thông tốt hơn, cũng như bù đắp lượng nước trong tập luyện bị tiêu hao và việc thải độc qua con đường mồ hôi, nước tiểu tốt hơn. Người tập, cần tập đúng hướng, đó là sáng quay về hướng Đông, chiều về hướng Tây, trưa hướng Nam, tối hướng Bắc, giúp các luân xa (đại huyệt) thu nhận tốt hơn năng lượng mặt trời. Trước và sau khi tập cần phải khởi động, đó là đứng tĩnh một lúc, hai tay bắt chéo đặt vào huyệt Khí Hải (huyệt nằm dưới rốn cách khoảng 3-4cm), hai chân đứng trạm tráng công (hai mũi chân quay vào trong, gót quay ra ngoài) và ý thủ đan điềm (ý tập trung vào huyệt Khí Hải). Khởi động chừng 3-5 phút hãy bắt đầu tập chính thức nhằm quy tụ năng lượng và làm như thế sau khi tập để cất giữ năng lượng. Trước khi nghỉ tập, người tập nên xoa xát chân tay, tác động nhóm huyệt Túc Tam Lý, Lao Cung Dũng Tuyền. “Tập đúng phương pháp Dịch Kinh Cân sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho sức khoẻ, và trong phòng chống bệnh tật, đó là một thực tế”- võ sư đúc kết.