Đông Y
Y Võ Thiên Phúc những câu chuyện cảm động (phần 9)
CÂU CHUYỆN 14:
CÁCH DẠY TRÒ BÁO HIẾU CỦA SƯ PHỤ
SINH NHẬT THẦY KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG VIỆC CHĂM SÓC MẸ”
Nhận được điện thoại của mẹ ở Nam Định gọi về, D. vội về ngay. Mẹ anh bỗng dưng bị méo miệng không nói được… D. rất lo. Về nhà thấy tình cảnh mẹ như thế, anh không thể quay lên Hà Nội ngay được, nhưng mai lại là sinh nhật của sư phụ… D. khó nghĩ quá. Nếu không có mặt trong ngày sinh nhật sư phụ D. cũng thấy áy náy vì lâu nay anh đã coi ông như người cha bởi ông luôn hết lòng truyền thụ cho anh những kiến thức quý báu, không phải chỉ trong võ thuật hay khí công mà anh còn được học ở ông kinh nghiệm về nghề y nữa… Chưa có sinh nhật nào của sư phụ mà D. lại vắng mặt. Đắn đo một hồi, D. gọi điện lên báo cho sư phụ: “Mẹ con đang bị đau nên con phải về Nam Định, con rất áy náy khi ngày mai không có mặt trong ngày sinh nhật sư phụ…”. Võ sư Nguyễn Khắc Chương an ủi học trò: “ Sinh nhật sư phụ không quan trọng bằng sức khỏe của mẹ con! Con về chăm sóc mẹ mới khiến thầy hài lòng…” và ông còn căn dặn: “1-2 ngày nếu mẹ không đỡ thì đưa mẹ lên Hà Nội thầy chữa cho”.
GIÚP TRÒ CHỮA BỆNH CHO MẸ
Bà L.V. H. (mẹ của D.) ở TP. Nam Định, năm nay bà 65 nhưng rất nhanh nhẹn khỏe mạnh, ít khi bà ốm thế này. Bà H. kể: “ Hôm đấy vừa ăn cơm tối xong, đang xem vô tuyến thì bỗng cảm thấy mồm bị cứng và hơi méo, mí mắt cũng cảm giác cứng lại. Sáng hôm sau ngủ dậy thì thấy mồm méo hẳn và nói khó. Tôi gọi điện cho cháu D. đang ở Hà Nội, báo cho cháu biết mẹ tự dưng bị méo mồm, giờ ăn không ăn được, mắt không nhắm được, hàm cứ cứng đơ… Cháu nghe thấy thế vội về ngay xem mẹ thế nào. Về đến nhà cháu gọi điện cho thầy của cháu vì ngày hôm sau là sinh nhật thầy. Thầy đã động viên cháu ở lại chăm sóc tôi và dặn có gì đưa mẹ lên đây thầy chữa cho. Tôi nghe cháu kể lại thấy rất xúc động…”
Sau hai ngày cố gắng điều trị cho mẹ (vì D. cũng đang theo học YHCT) nhưng bệnh của mẹ vẫn không thuyên giảm. Nhớ lời thầy dặn, D. đưa mẹ lên Hà Nội để nhờ thầy chữa trị.
Đến nơi thầy kiểm tra và biết là bà H. bị liệt dây thần kinh số 7. Có hai trường hợp liệt 7 ngoại biên và liệt 7 trung ương thì may mắn bà H. bị liệt 7 ngoại biên nên việc điều trị sẽ không mất nhiều thời gian. Sau khi bảo bà H. "Chị yên tâm, tôi sẽ chữa khỏi cho chị", thầy Chương bắt đầu châm cứu và điều trị cho bà…
Gặp mẹ con bà H. tại phòng điều trị của Y Võ Thiên Phúc ở Số 1, ngách 7, Ngõ 409 An Dương Vương, Tây Hồ, Hà Nội, Bà H. vui vẻ chia sẻ câu chuyện của mình: “ Tôi lên đây được thầy chữa trị tận tình, mới có mấy ngày tôi đã thấy nhẹ đi. Bệnh tiến bộ từng ngày, cứ qua một đêm mai dậy là thấy chuyển. Hôm nay buổi thứ 9 điều trị ở chỗ thầy tôi thấy tất cả như trở lại bình thường, còn nặng chút ở mắt thôi. Tôi phấn khởi và cảm động lắm. May được thầy điều trị nên chóng khỏi”. Rồi bà H. còn cho biết thêm: “Mà không chỉ là một bệnh đâu, đồng thời thầy đã chữa cho tôi cả 2 bệnh một lúc. Vì khi lên Hà Nội để đến thầy điều trị méo miệng, tôi ở nhà con trai lại bị cả zona TK. Lúc đầu nó nhẹ, sau nó ăn nó lan lên chân tóc. Đau, rát, khổ sở lắm. Thế mà thầy chữa cho chỉ 2-3 ngày tôi đã khỏi zona TK và có chục ngày đã khỏi cả méo mồm! Tài thật cô ạ!”.
KHÔNG THU TIỀN CHỮA BỆNH ĐỂ DẠY HỌC TRÒ CHỮ HIẾU…
Khi nghe nói thầy chữa khỏi bệnh cho mẹ của học trò mà không thu đồng nào, người viết thắc mắc hỏi: “Trong khi võ đường và phòng điều trị vẫn đang hằng ngày phải chi phí… Nếu thầy chữa bệnh như vậy thì làm sao duy trì được phòng điều trị để chữa bệnh cho nhân dân?” Thầy Chương trả lời: “Bệnh nhân bình thường thì tôi vẫn thu, nhưng đây là mẹ của học trò. Tôi giúp trò chữa bệnh cho mẹ, cũng là giáo dục cho trò về đạo hiếu. Chữ hiếu phải luôn đặt hàng đầu. Trước tiên phải là cha mẹ, sau mới là thầy. Vì vậy tôi đã khuyên cậu ấy quan tâm lo cho mẹ trước, chứ sinh nhật thầy không quan trọng…”. Người viết tròn mắt thán phục. Cách dạy học trò của sư phụ thật sâu sắc. Thấu hiểu đạo lý, sống chân thành, tình cảm với mọi người, đặc biệt là với học trò - Có lẽ đó là lý do mà vị sư phụ này được học trò cũng như nhiều người luôn dành cho sự trân quý..
Hà Nội 26/10/2018.
Tuệ Tâm.