Đông Y
Y Võ Thiên Phúc những câu chuyện cảm động (phần 2)
CÂU CHUYỆN THỨ TƯ:
NHỜ ĐAU TAY… MÀ KHỎI U TUYẾN GIÁP!!!
Chị Dung 63 tuổi ở Thanh Nhàn, Hà Nội cuối năm 2014 đi khám bệnh viện Bạch Mai, chị nhận kết quả bị u tuyến giáp đa nhân và phì đại tuyến giáp. Được người quen giới thiệu chị đến điều trị ở một Nhà thuốc gia truyền nổi tiếng. Hai tháng đầu điều trị thì mất được một cái nhân. 10 tháng tiếp theo kết quả vẫn như trước, các nhân tuyến giáp vẫn còn nguyên... chị quyết định tìm đường đi điều trị ở chỗ khác.
Chỗ này nghe nói còn tốt hơn chỗ trước. Chị quyết tâm chữa bệnh, đeo đuổi điều trị 2 năm rưỡi ở đây. Tuy nhiên sự kiên trì của chị vẫn không được đền đáp. Có thể do không hợp thầy, hợp thuốc nên bệnh không có kết quả. Trong thời gian đó, nhiều người quen khuyên chị nên “bỏ cuộc, tìm hướng khác”.. Cách đây hơn 2 tháng, khi bắt đầu nghĩ đến nơi “chuyển hướng” thì cánh tay của chị bỗng nhiên đau không nhấc lên được. Chị được giới thiệu đến thầy Chương chủ nhiệm phòng điều trị của Y Võ Thiên Phúc để điều trị cánh tay đau.
Chỉ 7 ngày châm cứu, chị thấy dịu hẳn. Nguyên nhân do thoái hóa đốt sống cổ gây nên, tưởng phức tạp phải mất hàng tháng, thế mà thầy xử lý đơn giản như không. Chỉ đắp thuốc lá và châm cứu mà sự khó chịu do cánh tay đau nhức đã biến mất sau 7 ngày. Chị cảm kích vô cùng nên cởi mở chia sẻ với thầy Chương là chị bị U tuyến giáp 3 năm nay mà điều trị mãi không khỏi. Thầy cảm thông bảo chị: “Chị cứ về lo xong việc nhà đi rồi qua đây tôi điều trị cho”.
Một tháng sau chị quay lại phòng điều trị Y Võ Thiên Phúc. Mặc dù chưa biết thầy sẽ chữa cho chị U tuyến giáp thế nào, nhưng chị cảm thấy rất tin tưởng khi tiếp xúc với thầy và chứng kiến các bệnh nhân đến đây được thầy chữa trị. Thầy giản dị, gần gũi, nói là làm. Đến gặp thầy lần này chị hỏi thầy sẽ điều trị bệnh U tuyến giáp cho chị trong bao lâu? Thầy trả lời: Một tháng. Sau đó chị đi siêu âm, biết kết quả rồi tính tiếp. Tưởng thầy đùa, vì trước đó chị đã điều trị bệnh mất hơn 3 năm trời , mà toàn những thầy “cao tay” rồi vẫn chưa giúp gì được cho chị.
Nào ngờ, mới điều trị đến ngày thứ 18... Hôm qua (19/8) cô cháu nhìn chị bỗng thốt lên: “Sao dạo này cô gầy thế??” Chị bảo: “Cô có gầy đâu, cô đang sợ lên cân ấy, dạo này ăn ngủ tốt lắm” – “Nhưng sao cháu thấy cổ cô nhỏ hơn, gầy hơn trước đấy!” – Cô cháu vẫn tiếp tục nói. Chị D.kể, đến lúc này chị mới giật mình soi gương. Mừng quá! Cổ của chị đã gần như trở lại như cũ, không còn to phình hay nhìn thấy khối u nữa.
Tôi hỏi chị đi siêu âm chưa? Chị nói chưa vì thầy bảo sau một tháng nên chị định đến lúc đấy mới siêu âm. “ Mới chưa đầy 20 ngày mà chị đã nhìn thấy kết quả bằng mắt thường rồi, vui lắm em ạ!” – Chị D. cười rất tươi nói với tôi như vậy. Mừng cho chị.
Chị phấn khởi kể tiếp: “Uống thuốc của thầy ngon lắm, thuốc nam tán ra thành bột rất đơn giản chỉ cần cho vào cái phích hãm rồi uống hằng ngày. Chị uống vào thấy người khỏe hẳn chứ không lệt bệt như trước. Mà khi uống thuốc chị cũng không phải kiêng khem gì, thầy chỉ bảo không ăn nội tạng thôi. Đúng là may nhờ đau tay mà chị khỏi u tuyến giáp!!! Lời cầu khấn của chị đã linh nghiệm. Mấy tháng nay đi đến chùa nào chị cũng kêu cầu mong sao cho con gặp được thầy được thuốc khỏi bệnh vì mấy năm qua con khổ lắm rồi. Thế mà trời thương run rủi cho vào chỗ thầy Chương. May quá em ạ, nhờ cái tay đau mà "thoát bệnh"!!!”
HN - 20/8/2018.
Tuệ Tâm.
(Ghi lại qua lời kể của bệnh nhân Bùi Thị Dung - Số ĐT: Bùi thị Dung sdt: 01663288660)
________________________________________________________________________
CÂU CHUYỆN THỨ NĂM:
HƠN CẢ ĐẤNG SINH THÀNH!
Câu chuyện tôi dành để kể vào ngày Lễ Vu Lan – Rằm tháng 7 này là câu chuyện về một “Anh lính chì”... Chàng trai có cơ may được cứu sống và được học nghề y hơn 10 năm nay. Đối với anh, thầy như đấng sinh thành, sinh ra anh lần thứ hai. Thầy đã cho anh sự sống và một cuộc đời mới…
LAO ĐỘNG NẶNG BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Ở TUỔI 19
T. sinh ra trong một gia đình nghèo ở Thái Nguyên. Năm 2004 tốt nghiệp Phổ thông trung học, T. xin vào làm tại một công ty xây dựng. Công việc ở đây quá đỗi nặng nhọc đối với một thanh niên thân hình nhỏ bé, lại vừa rời khỏi ghế nhà trường. Mỗi ngày, T. phải bốc vác bao xi măng, các tấm lợp ami ăng, gạch, đá lát từ các xe tải, công ten nơ xuống. Có lúc còn phải đi phá dỡ, đập tường các ngôi nhà cũ cần xây dựng. Sau một năm làm việc nặng nhọc như thế, ban đầu, T. thấy đau mỏi, nghỉ làm thì đỡ, đi làm lại đau. Các cơn đau ngày càng nhiều buộc T. phải nghỉ việc ở nhà điều trị.
Lúc đầu T. chỉ đi loanh quanh châm cứu ở quê. Sau bệnh nặng lên phải điều trị ở Bệnh viện Thái Nguyên. Mấy tháng không đỡ. T. cùng gia đình bắt đầu cuộc hành trình về Hà Nội chữa bệnh. Gần như tất cả các bệnh viện lớn ở Hà Nội như Việt Đức, 108, Bạch Mai,… gia đình đều đưa T. đến kiểm tra. Tại Việt Đức hay BV 108 họ đều hội chẩn bảo phải mổ, mà mổ đến 7 đốt sống lưng. Chi phí cao quá gia đình không thể lo nổi. Họ chuyển T. sang bệnh viện Bệnh Mai để điều trị hơn 1 tháng tại khoa phục hồi chức năng. Làm hết các dịch vụ ở đây thì thấy đỡ hẳn, đi lại được. Nhưng về đến nhà đúng 1 tuần T. lại đau không đi lại được.
Chán nản T quyết định ở nhà không đi đâu nữa. Hơn 1 năm trời phải sống trong tư thế hết nằm, lại bò và trườn để di chuyển vì đau co cứng cơ không thể đứng được lên. Ai đến nhà nhìn cảnh T.như vậy cũng phải rơi nước mắt. Mọi người khuyên, còn trẻ cố gắng đi chữa trị chứ để thế này thì cuộc sống sau này sẽ ra sao? Có người mách cho một bác sĩ quen ở BV 103, thế là một lần nữa gia đình lại đưa T. lên Hà Nội tìm phương cứu chữa.
LÚC TUYỆT VỌNG LÀ LÚC TÌM RA “ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM”
Bác sĩ Minh chuyên khoa xương khớp ở Bệnh viện 103 cho T. đi chụp khớp háng thì mới biết T đã bị hoại tử khớp háng sau 2 năm trời điều trị không đúng cách. Các đĩa đệm bị xô lệch hết, cột sống cong như hình chữ S. Bác Minh bảo nếu mổ sẽ rất phức tạp, tốn kém vì gần như phải mổ hết từ đốt sống lưng đến đốt sống cổ, mà giờ đã hỏng cả hai khớp háng, gia đình nên tìm hướng điều trị khác... “Nghe nói vậy, cháu hết sức tuyệt vọng chỉ mong chết đi cho đỡ khổ.
Trong lúc ấy dì cháu ngồi bên ngoài tình cờ nói chuyện với một người nhà bệnh nhân, chú ấy kể cũng đã từng bị thoát vị đĩa đệm như cháu lúc đầu và không đi được, nhưng sau được một thầy điều trị đã khỏi và đi lại được. Dì cháu mừng quá, nhờ chú ấy dẫn đến chỗ thầy luôn và bảo mẹ cháu cho cháu đến đó ngay” - T. nhớ lại ngày ấy…
“Khi đến chỗ thầy, gia đình còn phải khiêng cháu vào vì không đi được. Lúc đó cháu nằm co quắp như con tôm, không thể nằm thẳng được. Thầy bảo cháu đã bị viêm dính toàn bộ khớp và hỏng khớp háng do bệnh để lâu nên rất khó chữa, nhưng thầy sẽ cố gắng điều trị cho, có điều là sẽ rất đau, cháu có chịu được không? Nhìn thầy, cháu nghẹn ngào xúc động và nói: "Đau mấy cháu cũng chịu được chỉ cần đứng lên đi lại được thôi ạ!". Thương hoàn cảnh của cháu, điều trị được mấy ngày, thầy bảo là thầy sẽ chữa cho cháu và không lấy tiền. Thầy châm cứu, đắp thuốc, nắn xương khớp cho cháu, 20 ngày cháu đã có thể đứng được lên. Mừng rơi nước mắt. Cháu bắt đầu tập đứng, tập đi lại từng mét, bám vào tường, dần dần như vậy, cứ tập đứng lên, ngồi xuống cho mềm các khớp.
Sau 3 tháng, cháu bắt đầu đi lại trong nhà mà không phải bám nhiều nữa. Rồi tập leo lên cầu thang. Thầy cho tập luyện rất nhiều. Có lúc đau lắm, cháu vẫn cắn răng chịu đựng và kiên trì tập luyện theo hướng dẫn của thầy. Sau 4 tháng, khi cháu đã bắt đầu đi lại được, cháu xin thầy: "Con bệnh tật như thế, nhờ thầy cứu giúp nên giờ con đã đi lại được, xin thầy cho con ở đây giúp việc lặt vặt cho thầy." Thầy đồng ý, thế là cháu ở với thầy từ đó đến nay”.
THẦY ĐÃ SINH RA CON LẦN THỨ HAI VÀ CHO CON CUỘC ĐỜI MỚI
Hơn 10 năm T. ở bên Thầy, 2 năm đầu phụ giúp thầy dọn dẹp phòng điều trị, sau đó T. xin thầy ở lại làm để học nghề Y. T. tâm sự: “ Sau khi cháu khỏi bệnh, mẹ cháu có lên thăm thầy để cảm tạ thầy. Mẹ đã rất vui mừng khi cháu được ở lại làm với thầy và học nghề y. Mẹ dặn dò cháu: May lắm mới gặp được thầy, thầy vừa chữa bệnh cho không lấy tiền lại còn cho con việc làm. Con phải chịu khó học hỏi, giúp việc cho thầy vì thầy như là người đã sinh ra con lần thứ hai vậy”. Theo T: “Kiến thức thầy mênh mông lắm, mỗi khi nghe thầy nói cháu chỉ muốn nghe và vỡ ra được nhiều điều. Thầy luôn giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân và tận tình chỉ bảo học trò nên ngần ấy năm bên thầy, cháu trưởng thành lên rất nhiều”.
Đúng vậy, nếu nhìn T. bây giờ, ngày ngày tỉ mỉ, nhẹ nhàng chăm sóc các bệnh nhân, phụ giúp thầy đắp thuốc, hơ ngải cứu, rút kim châm, điều chỉnh các thiết bị kéo giãn xương khớp…thì khó ai có thể tưởng tượng được về một người bệnh cách đây hơn 10 năm bị thoát vị đĩa đệm, dính toàn bộ khớp, nằm co quắp như con tôm chỉ mơ có thể đứng được lên đi lại... Phép màu của tình thương đã giúp T không những phục hồi mà còn đang được làm công việc chăm sóc cho những bệnh nhân đang trong nỗi đau xương khớp.
Giờ nhìn nụ cười thường trực trên môi và dáng vẻ cần mẫn chăm sóc bệnh nhân của T. thì hẳn ai cũng thấy đúng là Thầy Chương và Y Võ Thiên Phúc đã mang đến cho T. một cuộc sống mới đầy ý nghĩa và T. cũng đã trở thành một thành viên không thể thiếu ở nơi này.
Hà Nội, 25/8/2018 (Rằm tháng 7 - Mậu Tuất)
Tuệ Tâm (ghi lại).
________________________________________________________________________
CÂU CHUYỆN THỨ SÁU:
TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI ĐÃ TỪNG CHẠM MẶT “CỬA TỬ”
Ngày đó ở bên Tiệp các ông thân nhau lắm. đi đâu cũng có cặp, cả hai cùng giỏi võ. Ông S ngày ấy được anh em gọi là “S lửa” bởi võ nghệ hơn đứt anh em do ông luyện võ từ nhỏ. Mới đó mà mấy chục năm đã trôi qua, từ những chàng trai khỏe mạnh, xông xáo ngày ấy giờ các ông đã sắp bước vào tuổi lục tuần… Mặc dù cuộc sống mỗi người một phương, một ngành nghề, nhưng các ông vẫn rất thân thiết. Lần nào ông S về nước là nhất định phải ghé thăm người bạn chí cốt một thời gắn bó ở Tiệp Khắc.
Hè năm nay, ông S về thăm gia đình, lại tìm đến con ngõ nhỏ trên phố An Dương Vương để thăm người bạn thân và đồng thời cũng là “ân nhân” của ông. Trông ông S khỏe mạnh phương phi, trầm tính đúng con nhà võ. Bệnh tật đã lùi vào dĩ vãng. Nhìn ông, không ai tin được cách đây 3 năm ông là một người bệnh đã chạm mặt “cửa tử”. Ông S ôn tồn kể cho tôi nghe câu chuyện lâm bệnh ly kỳ của ông và việc ông được người bạn thân của mình cứu sống ngoạn mục như thế nào trong tình trạng bệnh “ngàn cân treo sợi tóc” khi ấy:
BỆNH TRỌNG ẬP ĐẾN BẤT NGỜ
“Cách đây 6 năm, bỗng nhiên tôi thấy trong người mệt mỏi, mỗi ngày lại mất sức dần, rồi cơ thể gần như suy kiệt... Vốn là người luyện võ từ bé nên tôi rất tự tin với sức khỏe của mình. Tôi thường ngồi thiền để luyện khí, điều hòa hơi thở. Thời gian này mỗi lần tôi ngồi thiền, tôi cứ như nhìn thấy một thế giới khác sống ngay bên cạnh mình. Cảm giác rất sống động như diễn ra bên ngoài. Suy nghĩ thế nào trong cơn thiền định, muốn gì là thấy có người chỉ dẫn đúng như mong muốn. Ví như có người dạy võ, có người dạy thở những hơi thở kỳ diệu mà trước đây tôi mơ cũng không thấy.
Tôi chìm đắm trong ảo giác đó một cách sung sướng và ngỡ như mình đã đạt tới một cảnh giới nào đó cao siêu lắm. Nhưng khi thoát thiền, tôi lại cảm thấy người trở lại mỏi mệt và cứ yếu dần đi. Triệu chứng đầu tiên là các ngón tay bị cứng dần không nắm được. Đến bệnh viện lớn ở Praha khám thì bác sĩ bảo phải mổ, nhưng tôi đã kiên quyết không mổ và về nhà cứ cố gắng luyện tập. Nhưng điều đáng nói là tôi ngồi thiền rất sâu, rất lâu mà vẫn không khỏe lên được. Ngồi không mồ hôi chảy thành dòng…
Tôi lại đến bệnh viện kiểm tra và nhận được kết quả: Cơ thể bị viêm nhưng không biết viêm từ đâu và hồng cầu thì giảm. Bác sĩ cho kiểm tra tổng thể mà vẫn không tìm ra nguyên nhân. Hầu hết các bệnh viện lớn ở Praha tôi cũng đã đi đến nhưng bệnh của tôi vẫn là một ẩn số. Tôi chỉ cảm giác khỏe khi đang ngồi thiền. Dứt khỏi trạng thái thiền, người tôi lại như mất hết nguyên khí… Người yếu đến độ nói là hụt hơi, mất luôn tiếng, các cơ thì bó quắt lại, hai bên mông nổi lên hai mảng chai bằng bàn tay sần cứng như da trâu. Tình trạng này kéo dài trong 3 năm và tôi cầm chắc “án tử” trong tay nên quyết định cố gắng về Việt Nam một lần cuối để thăm gia đình và chào từ biệt mọi người...
THOÁT BỆNH NHỜ SỰ THÔNG MINH TÀI TRÍ CỦA BẠN HIỀN
Về Việt Nam thăm gia đình năm 2015. Khác với những lần trước, lần này ông S trở về trong một thân hình tiều tụy vì bệnh tật. Người thân, bạn bè không ai nhận ra anh. Ông S đến chào người bạn chí cốt của mình hiện là một võ sư, khí công sư và một lương y giỏi “ở ẩn” trong một võ đường trên phố An Dương Vương, Tây Hồ, HN. Gặp bạn, Ông S mừng lắm, nghẹn ngào anh nói với bạn: “Chắc lần này tôi về nước để chào “từ biệt” ông vì tôi nghĩ là mình khó qua khỏi...”. Người bạn sửng sốt kêu lên: “Ông không thể chết được, ông là bạn tôi ông không thể chết, để tôi chữa cho ông”. Người bạn ấy chính là thầy Nguyễn Khắc.Chương - thầy thuốc nổi tiếng mát tay trị bệnh xương khớp. Không những thế thầy Chương còn “ghi điểm” trị hiệu quả các bệnh khó như U tuyến giáp, vô sinh, xơ cứng bì... Nhưng thầy chưa bao giờ nói về điều này. Thầy sống giản dị, chân thành với bạn bè và nhiệt tình, tận tâm với người bệnh.
Thầy Chương bất ngờ trước tình trạng bạn mình: Khó khăn nhấc từng bước chân đi vào cổng và từng bước một ông S bước đi như người muốn ngã quỵ để đi qua khoảng sân ngắn vào đến cửa nhà bạn. Bàn tay ông co rút đờ đẫn, không sao cầm được cốc trà bạn mời. Ồng ngồi xuống đứng lên rất vất vả nếu như không có ai đó đỡ. Thân hình gầy dộc vì suy nhược cơ thể do không ăn không ngủ được, các cơ bị co rút lại. Xót xa nhìn bạn, thầy Chương bảo: “Tôi nghĩ bệnh của ông là do máu, ông đi xét nghiệm đi rồi về đây tôi điều trị cho ông”. Anh S đi xét nghiệm thì kết quả 3 dòng máu đều rối loạn…
Thầy Chương suy nghĩ rồi phân tích: Khi nhiệt độ tủy sống thay đổi thì sẽ sinh ra những hồng cầu non, bình thường hồng cầu sống được 72 tiếng thì hồng cầu non chỉ sống được 24 tiếng rồi tự vỡ và khi các hồng cầu chết, xác của hồng cầu gây keo đặc khiến cho các khớp xương cứng lại. Bệnh này người xưa gọi là bệnh Sốt tủy và thầy nhớ đến câu chuyện khi Bác Hồ ở Thái Nguyên cũng bất ngờ bị bệnh này và được một ông cụ người dân tộc nấu cháo bằng một loại củ trên rừng cho Bác Hồ ăn và Bác Hồ đã khỏi. Nguyên nhân vì hồi đấy Bác thường tắm suối bị nhiễm lạnh vào cột sống, ảnh hưởng sâu vào tủy khiến nhiệt độ tủy sống thay đổi. Trường hợp ông S cũng vậy. Có thể do ông bị nhiễm lạnh lần nào đó mà không biết trong lúc cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lạnh ngấm vào cột sống, nhiễm sâu vào tủy, gây mất nhiệt độ tủy. Như vậy mình sẽ điều trị vào cột sống để lấy lại nhiệt độ cho cột sống thì các xác tủy sẽ thải dần, thông dần đến khi hết thì khỏi bệnh.
Từ phân tích trên, thầy Chương đã tìm ra “tọa độ” bệnh và bắt đầu phác đồ điều trị cho bạn mình. Ngày ngày thầy châm cứu rồi nấu cháo với tủy lợn, đuôi lợn và thuốc nam cho ông S ăn, sau 20 ngày đi xét nghiệm lại kết quả máu đã trở về gần như bình thường. Hai tuần đi thử máu một lần. Đồng thời kết hợp tập khí công. Cứ thế, sau 3 tháng ông S thoát bệnh. Khi ông Sơn quay về Tiệp và đến lại bệnh viện trước đây đã kiểm tra sức khỏe, thử máu các bác sĩ đã phải kinh ngạc vì kết quả: Máu đã trở lại bình thường và cũng mất hết các triệu chứng viêm cách đó mấy tháng.
ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ KỲ DIỆU?
Trong khi là bệnh viện lớn của châu Âu với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng các giáo sư, bác sĩ giỏi chẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra tổng thể cơ thể bệnh nhân mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Vậy tại sao một Lương y đất Việt lại có thể phân tích và tìm ra đúng được “tọa độ” của bệnh, áp dụng phương pháp Nam y cổ truyền rất đơn giản trong 3 tháng lại có thể chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo như vậy? Lý giải về điều này thầy Chương khiêm tốn trả lời: Đó là do cách nhìn nhận phân tích vấn đề giữa hai bên khác nhau. Họ thường nhìn vào các biểu hiện của bệnh để điều trị “phần ngọn”, còn chúng tôi điều trị bằng cách dựa trên nguyên lý cơ bản của cơ thể phân tích nguyên nhân gây bệnh. Với kinh nghiệm chữa bệnh thực tế, kinh nghiệm dân gian và sự phân tính khoa học để xác định “tọa độ” và tìm ra “gốc bệnh”.
Thầy Chuơng bộc bạch: “Tôi đã từng nói với một bác sĩ: Các anh chị nghiên cứu y học hiện đại nhưng y học hiện đại dựa trên khoa học mà khoa học thì có giới hạn, còn chúng tôi nghiên cứu y học cổ truyền chữa bệnh theo liệu pháp thiên nhiên mà thiên nhiên thì vô hạn.
Thực chất cũng không phải tôi thần thánh gì mà hoàn toàn dựa trên nguyên lý sinh học của cơ thể, dùng các thảo dược từ thiên nhiên phù hợp với cơ thể để chữa bệnh. Khác chăng là nắm vững hơn nguyên lý hoạt động của cơ thể theo tự nhiên, kết hợp với kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm chữa bệnh thực tế nhiều năm. Cũng hoàn toàn là trí não và khoa học. Người thầy thuốc cần phải chịu khó phân tích, suy nghĩ, tìm hiểu gốc rễ của bệnh từ đâu ra để tìm ra, khi xác định đúng sẽ tìm được phương trị đúng, chính xác. Các biểu hiện bên ngoài của người bệnh chỉ là triệu chứng, giống như dột nhà không thể mang chậu hứng mà phải lợp mái lại và mái thì phải khẳng định chỗ nào dột, viên nào ngói vỡ, viên nào lệch để xếp lại hoặc thay. Khi chữa được đúng gốc bệnh thì mọi triệu chứng cũng sẽ mất đi”.
Hà Nội, 3/9/2018.
Tuệ Tâm (ghi lại)