Đông Y
Y Võ Thiên Phúc những câu chuyện cảm động (phần 8)
CÂU CHUYỆN 13:
CHUYẾN XE BUÝT…MANG TÊN MAY MẮN!
Mỗi lần nhớ lại câu chuyện của cô Quế 70 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội, tôi cứ buồn cười, nhưng lại thấy mừng cho cô. Đúng là duyên đến bất cứ lúc nào là thật. Cô kể: “Hôm ấy tôi đi xe buýt trên đường về nhà (nhà cô ở Thanh Xuân) thì nghe được câu chuyện của hai bà cùng đi trên xe buýt nói chuyện với nhau. Họ kể họ bị đau lưng và đang điều trị ở một thầy trên phố An Dương Vương rất tốt. Mặc dù họ mới đến điều trị 1 tuần thôi mà thấy đã đỡ lắm rồi. Tôi vội hỏi thăm. Sau khi nghe hai bà kể về phương pháp chữa của thầy, tôi có linh cảm rằng người này sẽ giúp được mình thoát khỏi nỗi đau xương khớp bấy lâu nay...Thoáng nghĩ như vậy và tôi quyết định không xuống bến để về nhà nữa mà quay ngược lại theo chân hai bà bạn vừa quen trên xe buýt đến chỗ thầy để khám luôn”.
Vốn là công nhân ngành xây dựng nên cô Quế mắc bệnh xương khớp là lẽ đương nhiên bởi công việc thường nặng nhọc, ít có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cô không để ý nhiều đến nó vì khi còn trẻ khỏe, còn có sức đề kháng, đau một hồi là đỡ, công việc cuốn đi nên nhiều lúc cô “tạm quên” không nhớ là mình có bệnh. Là người ham hoạt động, chơi thể thao nên tuy ở tuổi xấp xỉ 70 nhưng nhìn dáng vẻ đi đứng của cô vẫn nhanh nhẹn như thanh niên. Nhìn cô, không ai nghĩ cô lại bị bệnh xương khớp và khổ sở vì nó nhiều năm nay.
Cô Quế chia sẻ: “Từ ngày về hưu, tôi mới thấy có thời gian chú ý đến sức khỏe, chăm sóc bản thân. Tôi đi kiểm tra tổng thể mới biết mình bị thoát vị địa đệm và thoái hóa đốt sống lưng… Thả nào, những cơn đau cứ ngày càng liên tục theo thời tiết, rồi theo ngày…mà tăng lên. Mấy năm nay, tôi cũng quyết tâm chữa trị, hễ ai mách ở đâu hay cũng đi. Điều trị nhiều nơi lắm rồi cũng vẫn không chưa kết quả. Chỗ nào cũng bảo thầy hay thuốc tốt, nhưng mất thời gian, mất tiền cũng chẳng ăn thua. Bệnh mãi dai dẳng. Cứ phải cầm cự, chung sống với sự khổ sở của bệnh tật mà không nói nên lời...May quá, có chuyến xe buýt hôm ấy!”. Rồi cô cười kể tiếp: “Đến đây mấy ngày mới thấy hai bà kia nói đúng. Được thầy nắn xương, châm cứu và đắp thuốc (chủ yếu là các loại lá thuốc nam) tôi đã thấy người nhẹ đi nhiều. Đi được 4 ngày về nhà thấy thoải mái hẳn chứ không như những lần điều trị ở các nơi trước. Kể ra cũng lạ! Trước đây thậm chí tôi đã được cả thầy nổi tiếng nhất trong ngành châm cứu điều trị cho mà cũng chỉ tạm ổn một thời gian ngắn, lại đâu vào đấy. Cứ “đến hẹn lại lên" mỗi lần trở trời thì lưng lại đau nhức không đứng thẳng lên được. Thế mà mới có chưa đầy 10 ngày điều trị ở đây tôi đã cảm thấy như mình sắp “thoát bệnh”. Cảm giác nhẹ nhõm khác hẳn. Lần đầu tiên cô được đắp lá kiểu này, rất dễ chịu. Thầy làm cẩn thận lắm”.
Lần thứ hai gặp cô Quế, thấy cô mặt mày tươi tỉnh, dáng đi nhanh nhẹn như người không bệnh, cô trò chuyện thân mật hơn: “Hôm nay cô điều trị được 15 ngày, thấy như khỏi rồi. Thầy bảo điều trị trong vòng 30 ngày là khỏi, nhưng chắc cô chỉ mất 20 ngày thôi vì bây giờ cô thấy người nhẹ nhõm, không đau mỏi gì, lưng đứng thẳng thoái mái. Điều trị ngày nào thấy khá hơn ngày ấy, chứ không như các nơi trước điều trị bao lâu mà người cứ như đeo đá, đau nhức khó chịu không hết… Mặc dù đi lại hơi xa, nhưng đến đây thầy chữa rất hiệu quả. Thầy không nói nhiều, nhưng nói đúng. Không chỉ có cô mà những người điều trị cùng cô đều thấy thế. Người nhẹ thì 10 ngày – 2 tuần đã khỏi. Người nặng thì 30 ngày đến 40 ngày điều trị là cùng. Giờ thì cô biết ở đây rồi, sau này có bệnh cô lại đến”.
Không chỉ có cô Quế, mà biết bao bệnh nhân cứ đến rồi đi mà rất ít khi có dịp quay trở lại nếu không mắc một bệnh khác. Thầy không quảng cáo, không sốt ruột khi ít bệnh nhân đến, mà lại nói: “Ai có duyên tìm đến thì tôi chữa. Không có ai bị đau phải tìm đến nhiều thì cũng là mừng. Với tôi, mọi điều cứ để thuận theo tự nhiên...”. Quả là giờ ít người chữa bệnh như thầy. Nhất là quan điểm của thầy “chỉ bệnh nào thật sự cần dùng đến thuốc, tôi mới kê thuốc cho bệnh nhân để đỡ tốn kém cho họ” thì quả thật trái tim của vị lương y này đúng là của “Từ mẫu”!
Hà Nội, ngày 20/10/2018.
Tuệ Tâm.