Đông Y
Y Võ Thiên Phúc những câu chuyện cảm động (phần 6)
CÂU CHUYỆN 11:
MANG BỆNH 24 NĂM…KHỎI BỆNH SAU 2 TUẦN VÌ
ĐIỀU TRỊ ĐÚNG HƯỚNG.
Cô ấy là giảng viên một trường đại học. Vừa nằm đắp thuốc cô vừa tâm sự với tôi: “Năm nay em 31 tuổi đã lập gia đình và có một cô con gái. Em bị ngã năm em học lớp 7. 24 năm em sống cùng với những cơn đau âm ỉ, ầm thầm, tuy không rõ, nhưng đôi lúc nó làm em khó chịu. Gần đây, em đứng lớp lại càng thấy đau lưng nhiều hơn. Một người bạn từng chữa khỏi thoát vị đĩa đệm ở đây giới thiệuem mới biết mà đến. Ban đầu, em không kể gì mà khi khám thầy đã biết em bị đau do ngã ra sau… Em thấy cảm phục và rất tin tưởng ở thầy ngay khi vừa đặt chân đnến Y võ Thiên Phúc".
24 NĂM SỐNG CHUNG VỚI LŨ…
Tên cô là Nguyễn Thị O. sinh năm 1987, là giảng viên trường ĐH Tài chính. Do đặc thù công việc hay phải đứng giảng, nên lưng cô vốn đã có “vấn đề”, nay lại đau nhiều hơn. O. bị thoát vị đĩa đệm do hệ quả của một lần năm lớp 7 chơi đùa với bạn bè bị ngã ngửa ra sau, đập mông xuống đất. Ngày đó, bố mẹ cũng cho cô đi đến bệnh viện kiểm tra, nhưng các bác sĩ bảo không sao, cứ dần dần rồi nó sẽ hết!.. O. cho biết: “Đúng là bao nhiêu năm qua nó không đau nhiều, nhưng cách đây mấy năm, nó bắt đầu đau và tê nhiều hơn như thể muốn báo cho em biết sự “lệch xương” của nó. Em đến bệnh viện khám, kể bệnh là em bị đau ngang thắt lưng, bác sĩ cho chụp chiếu và kết luận: Em bị thoát vị địa đệm và thoái hóa ở thể vừa, cho uống thuốc và bảo cứ về uống thuốc là khỏi!"
Cầm cự uống thuốc lúc đỡ lúc đau được 4 năm…sau đó O. lại thấy đau trở lại. Không những thế cô còn bị đau cả dạ dày vì dùng thuốc xương khớp nhiều năm… O khẳng định: "Em là người rất chú trọng đến sức khỏe, nên lúc có bầu con gái đầu, em đã bổ sung đầy đủ canxi nên khi bị đau và tê chân, em biết chắc chắn không phải vì thiếu canxi mà vẫn là do cái đĩa đệm còn bị lệch của mình. Đau nhất là khi thay đổi tư thế. Hiểu rõ hiện tượng bệnh của mình là do đĩa đệm ở ngang vùng thắt lưng bị lệch, nó chèn ép vào dây thần kinh tọa cho nên mỗi khi bắt đầu đau tê, em chỉ cần chủ động ngồi nghỉ 5 phút là nó hết tê chân. Nhưng sau này “võ” đấy không còn tác dụng nữa. Cứ ngồi một tư thế khoảng 30 phút thì chân lại bị tê dại thật khổ sở.
SỜ NẮN XƯƠNG, KHÔNG CẦN XEM PHIM CHỤP ĐÃ CHẨN BỆNH CHÍNH XÁC!
O. Kể: "Gặp thầy Chương em kể bệnh là ngoài đau lưng khi đứng lên ngồi xuống em còn bị đau xương cụt và không nằm thẳng được lâu, rất đau phần xương đằng sau mông. Em ngại khi vợ chồng gần nhau vì những lúc đấy em cũng bị cơn đau ập đến. Thầy nghe em nói bệnh đã bảo ngay “nguyên nhân chắc chắn là do cháu bị ngã ngồi”. Sau khi khám và bắt mạch, thầy giải thích cho em biết: “Huyết áp của cháu thấp dẫn đến máu không lên não. Máu không đủ nuôi dưỡng cơ nên cơ suy nhược. Khi cơ suy nhược hai búi cơ co lại, làm cho đốt sống cổ tăng áp lực trong cột sống, khiến đĩa đệm phình ra chèn vào các đám rối thần kinh lại càng gây đau đớn. Bây giờ chú sẽ nắn lại xương cho cháu, sau đó đắp thuốc và châm cứu trong thời gian khoảng 1 tháng là cháu khỏi hết các hiện tượng trên”.
Nhưng bệnh của O. đã không kéo dài đến 1 tháng điều trị. Sau 2 tuần châm cứu và đắp thuốc, đồng thời thầy nắn xương cho, cô đã “thoát” bệnh. Mọi cảm giác khó chịu trước đây biến mất, như phép màu. O. mừng rơi nước mắt. Và cô còn mừng hơn nữa khi chỉ vài ngày sau khi dừng điều trị thoát vị đĩa đệm, cô đã có bầu đứa con thứ hai. Đúng là “phúc bất trùng lai”! Gọi điện báo tin vui cho thầy và bảo thầy làm thuốc cho chồng vì chồng cô cũng bị dạ dày, viêm đại tràng. Tại thấy vợ uống thuốc của thầy khỏi cả xương khớp cả đau dạ dày, nên chồng cô cũng muốn lấy thuốc của thầy điều trị bệnh của mình.
... Hôm qua, thầy Chương cho tôi xem những dòng chữ của bệnh nhân O. vừa viết cho thầy vào facebook: “Cháu cảm ơn chú rất nhiều! Nhờ phương pháp chữa bệnh của chú mà cháu đỡ hẳn đau lưng, lại biết được ngọn nguồn của bệnh để chữa đúng, chồng cháu dùng thuốc cũng thấy khoẻ lên chú ạ. Thuốc của chú thật hiệu nghiệm! Cháu chúc chú luôn khang kiện để cứu giúp được nhiều người bệnh hơn nữa!”. Tôi thấy xúc động và vui với niềm vui của người lương y này. Có lẽ hạnh phúc lớn nhất của người thầy thuốc chỉ nằm gọn trong những dòng cảm xúc đơn giản và ấm áp như thế của người bệnh. Nhưng, không hẳn thầy thuốc nào cũng có được.
Hà Nội, 5/10/2018
Tuệ Tâm.