Giới thiệu
Nguyên nhân và biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
# Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Lưng:
- TVĐĐ là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
** Đau Thắt Lưng:
Đây là triệu chứng thường thấy và sớm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đau thắt lưng thường xuất hiện trước hoặc xuất hiện cùng lúc với các cơn đau cơ bắp đùi, các cơn đau kéo dài liên tục, đau cục bộ hoặc đau diện rộng không xác định rõ vị trí.
** Đau Từng Đợt:
Người bệnh đau phần chi dưới , tê hoặc mất sức khi đi bộ, cơn đau chỉ giảm nhẹ khi dừng lại, ngồi xổm, vặn mình. Khi đi bộ khoảng 10m - 20m hoặc vài trăm mét người bệnh có dấu hiệu hẹp ống cột sống tại vùng đĩa đệm bị thoát vị. Đối với người bị hẹp ống cột sống bẩm sinh, tràn dịch nhân nhầy càng làm hẹp ống cột sống, gây ra thoát vị đĩa đệm.
** Đau Lan Tỏa Phần Chi Dưới:
Cơn đau thường xảy ra với những người bị chấn thương, lao động nặng, nhiễm lạnh và hoạt động nhiều vùng thắt lưng. Ngoài ra bệnh đau thắt lưng thường xảy ra với những người ít vận động, mang vác vật nặng hoặc bị chấn thương. Các tác động lên vùng bụng như ho, dùng sức đại tiện, cười lớn, hắt hơi, ho dai dẳng đều có thể làm tăng cơn đau vùng thắt lưng.
** Bị Tê Cứng:
Những người bị thoát vị đĩa đệm, có 1 số trường hợp không bị đau phần chi dưới nhưng lại xuất hiện cảm giác bị tê cứng. Điều này chủ yếu do vị trí sắp xếp hạn chế của các đĩa và sợi thần kinh xúc giác gây ra. Mặt ngoài của đùi bị cản trở bởi vòng sơ và sự thoái hóa của khớp xương chứ không phải do thoát vị đĩa đệm gây nên.
** Đau Thần Kinh Tọa:
Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông. Cơn đau thường xuất hiện 1 bên, rất ít trường hợp cơn đau xuất hiện cả 2 bên. Đau thần kinh tọa thường thấy có biểu hiện như: Đau từ dưới thắt lưng trở xuống, đặc biệt là vùng hông rồi có thể truyền xuống trước hoặc sau, hoặc mặt ngoài đùi chân rồi xuống tới cẳng chân, bàn chân. Các vị trí được xác định như sau:
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L3,4: Cơn đau thường bắt đầu từ bắp đùi trước lan tỏa xuống trước bắp chân và mặt trước gan bàn chân.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L4,5: Cơn đau thường bắt đầu từ sau bắp đùi lan tỏa xuống hốc kheo và bắp chân cũng như gan bàn chân.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng L5: Xương mông S1, cơn đau sẽ bắt đầu từ hốc khoeo bắp đùi ra phía sau bắp chân, mắt cá chân và ngón út. Đôi khi đau thần kinh tọa 1 bên có thể lan tỏa sang bên kia. Các cơn đau thắt lưng, đùi có thể đau liên tục hoặc đau từng cơn, bản chất của các cơn đau có thể là tê cứng, đau như kim châm hoặc đau rát. Với người bệnh nặng có thể đau như dao cứa, người bệnh có thể phải thay đổi các tư thế để giảm bớt cơn đau.
** Hoạt động thắt lưng bị hạn chế:
** Vẹo cột sống: (Mất đường cong sinh lý).
## Biến Chứng Nguy Hiểm:
** Tình trạng tê bì và đau nhức vùng thắt lưng, mông, chân do bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra sẽ khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân bị cản trở, khả năng vận động và di chuyển suy yếu. Lâu ngày người bệnh có thể bị yếu cơ và teo cơ.
** Ngoài ra nếu không sớm thăm khám và điều trị, người bệnh còn có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
✓ Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nếu không được điều trị sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó quá trình điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, tình trạng tê bì và đau nhức thường xuyên xuất hiện nhưng không thể kiểm soát.
✓ Đau rễ thần kinh, hội chứng chùm đuôi ngựa: Tình trạng thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép, mức độ chèn ép càng lớn khi thoái vị càng nhiều. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc chứng đau rễ dây thần kinh, nguy hiểm hơn rễ dây thần kinh có thể bị đứt. Ngoài ra chức năng và khả năng hoạt động của rễ dây thần kinh sẽ bị suy giảm, mất kiểm soát khi mức độ chèn ép càng mạnh. Lâu ngày gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa.
✓ Mất cảm giác, rối loạn cảm giác: Khi dây thần kinh chi phối cảm giác bị tổn thương gặp vấn đề và không hoạt động đúng với chức năng vốn có, biến chứng mất cảm giác và rối loạn cảm giác sẽ xuất hiện.
✓ Mất tự chủ khi vệ sinh cá nhân, đại tiểu tiện không kiểm soát: Tình trạng đại tiểu tiện không kiểm soát, mất tự chủ trong vệ sinh cá nhân sẽ xuất hiện khi hoạt động của bàng quang và ruột bị mất kiểm soát do hệ cơ thắt bị rối loạn.
✓ Bại liệt, tàn phế, mất khả năng vận động: Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng khiến hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân bị cản trở, khả năng vận động và di chuyển suy yếu. Lâu ngày dẫn đến yếu cơ và teo cơ. Cùng với những tổn thương nặng xảy ra trên dây thần kinh vận động, tình trạng yếu cơ và teo cơ sẽ làm tăng nguy cơ bại liệt, tàn phế, bệnh nhân mất khả năng vận động.
/#/ Phòng khám Y Võ Thiên Phúc chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chữa bệnh và điều trị bằng y học cổ truyền, đảm bảo sự an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân. Chúng tôi cam kết cung cấp cho các bạn những liệu pháp tốt nhất để phục hồi sức khỏe. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và điều trị tốt nhất..
/#/ Phòng khám y học cổ truyền Y Võ Thiên Phúc chuyên chữa trị các bệnh về xương khớp.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, lưng.
+ Thoái hóa cột sống cổ, lưng.
+ Thoái hóa, Vôi hoá, gai khớp, tràn dịch khớp gối.
+ Đau mỏi cổ vai gáy.
+ Viên dính khớp vai.
+ Bong gân, chệch khớp, gãy xương.
+ Thiếu máu não, tiền đình, đau đầu, mất ngủ.
+ Phục hồi sau tai biến mạch máu não.
+ Viêm loét Dạ dày, đại tràng. Đầy bụng, khó tiêu, trào ngược.
# Điện thoại liên hệ: 0903455002 Lương y, võ sư cao cấp Nguyễn Khắc Chương.
# Địa chỉ: nhà A4, phòng 61, ngõ 120 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.